Thuốc Obimin uống vào lúc nào , giá bao nhiêu , công dụng

Tham vấn y khoa : Bác sĩ Hà Mạnh Vĩ

Obimin là thuốc được chỉ định dùng cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Với các thành phần chủ yếu là vitamin A, C, D và vitamin nhóm B… Sản phẩm giúp bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, giảm các rối loạn thường gặp trong thai kỳ.

Nội dung bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những thông tin cần biết về thuốc Obimin. Chị em cùng tham khảo để sử dụng thuốc hiệu quả hơn.

Khuyến cáo, nội dung bài viết chỉ mang tính tham khảo. Bạn đọc không tự ý mua thuốc về nhà uống. Chỉ sử dụng thuốc theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

Những thông tin cần biết về thuốc Obimin

  • Tên biệt dược: Obimin®;
  • Phân nhóm thuốc: Vitamin tổng hợp;
  • Dạng bào chế: viên bao phim.

Đầu bài viết sẽ là những thông tin về thành phần, công dụng và liều lượng về sản phẩm.

Thành phần thuốc Obimin

Thành phần 1 viên thuốc Obimin bao gồm:

  • Vitamine A: 3 000 đơn vị USP;
  • Vitamine B1: 10 mg;
  • Vitamine B2: 2,5 mg;
  • Vitamine B6: 15 mg;
  • Vitamine B12: 4 mg;
  • Vitamine D: 400 đơn vị USP;
  • Vitamine C: 100 mg;
  • Nicotinamide: 20 mg;
  • Calcium panthothénate: 7,5 mg;
  • Calcium lactate: 250 mg;
  • Acide folique: 1 mg;
  • Ferrous fumarate: 90 mg;
  • Đồng (dưới dạng sulfate đồng): 100 mg;
  • Iode (dạng iodure kali): 100 mg.

Đặc tính dược lý của thuốc Obimin

Obimin là thuốc cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết trước và sau khi sinh. Sản phẩm giúp bổ sung các dưỡng chất thiếu hụt cho nữ giới trong giai đoạn mang thai và cho con bú.

Một số đặc tính dược lý của thuốc Obimin bao gồm:

  • Vitamin A: Là dưỡng chất cần thiết cho thị lực, cụ thể là quá trình tăng tưởng và biệt hóa tế bào. Đặc biệt là tế bào biểu mô ở da và niêm mạc.
  • Vitamin D: Có tác dụng hấp thụ canxi và photpho từ chế độ ăn uống hàng ngày. Ngoài ra, còn kích thích sự khoáng hóa của xương.
  • Các vitamin nhóm B (vitamin B1, B2, B6, B12, B5, B3): Giúp cơ thể nhận được năng lượng tối ưu từ quá tình chuyển hóa bột đường, chất đạm và chất béo.
  • Acid folic: Bổ sung Acid folic trước và khi mang thai sẽ giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh. Bao gồm các khiếm khuyết ống thần kinh ở thai nhi.
  • Vitamin C: Chống oxy hóa, hình thành collagen trong gian bào xương.
  • Sắt: Có tác dụng tạo hemoglobin của hồng cầu.
  • lod: Việc thiếu hụt Iod trước và trong thai kỳ sẽ khiến trẻ có nguy cơ mắc chứng đần độn.
  • Calci: Khi mang thai, chị em cũng cần bổ sung calci để tăng cường sự khoáng hóa. Giúp chiều dài xương của thai nhi phát triển, ngăn ngừa loãng xương cho mẹ sau này. Ngoài ra, calci còn có vai trò điều hòa các phản ứng sinh hóa, yếu tố đông máu. Hay tham gia vào quá trình giải phóng chất dẫn truyền thần kinh.
  • Đồng: Đây là thành phần quan trọng của một số men.

Thuốc Obimin có mấy loại? Obimin và Obimin Plus cải nào tốt hơn?

Hiện nay, thuốc Obimin có 2 loại chính là thuốc obimin plus và thuốc obimin multivitamins. Đây là 2 loại thuốc được bác sĩ chỉ định trong suốt giai đoạn mang thai.

Vậy Obimin và Obimin Plus cải nào tốt hơn? Mỗi sản phẩm sẽ có những ưu điểm, công dụng khác nhau. Tùy vào nhu cầu sức khỏe của bản thân mà bác sĩ sẽ chỉ định loại phù hợp. Chị em lưu ý không tự ý mua thuốc để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Như đã chia sẻ, Obimin và Obimin Plus là sản phẩm dành cho chị em đang mang thai và cho con bú. Các thành phần của thuốc sẽ giúp tăng sức đề kháng cho mẹ và bé. Giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, phòng ngừa các bệnh lý trong quá trình mang thai.

Riêng Obimin Multivitamins cung cấp cho mẹ bầu một lượng lớn vitamin theo tỉ lệ “vàng”. Lượng vitamin được bổ sung sẽ được cân bằng với những thành phấn còn lại. Điều này sẽ giúp hỗ trợ tốt nhất cho sức khỏe của thai phụ trong quá trình thai nghén.

Chỉ định của thuốc Obimin

Thuốc Obimin được chỉ định bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết cho nữ giới đang mang thai và cho con bú. Ngoài ra, thuốc còn bổ sung vitamine và một số ion cần thiết cho sản phụ trong thời kỳ trước và sau khi sinh.

Nhờ đó, giúp cải thiện tình trạng rối loạn thường gặp khi mang thai. Trong đó, phải kể đến như triệu chứng buồn nôn, nôn, thiếu máu, chứng tê phù, chuột rút hay viêm dây thần kinh…

Chống chỉ định của thuốc Obimin

Sản phẩm chống chỉ định cho những trường hợp sau:

  • Những người mẫn cảm với các thành phần có trong thuốc.
  • Người bị thừa vitamin A.
  • Người mắc chứng tăng canxi trong máu. Trường hợp này nếu sử dụng thuốc có thể gây nhiễm độc Vitamin D.

Bầu mấy tháng thì uống Obimin Plus?

Bầu mấy tháng thì uống Obimin Plus? Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), chị em mang thai nên bổ sung Obimin trong 3 tháng trước khi mang thai. Với liều lượng là 400mcg acid folic/ngày. Sau đó, tiếp tục sử dụng trong suốt quá trình mang thai và sau khi sinh.

Việc bổ sung sản phẩm này trước khi mang thai sẽ tăng khả năng thụ thai. Đặc biệt, thuốc còn giúp tăng sức đề kháng cho trẻ sau sinh rất hiệu quả.

Về liều dùng, mẹ bầu nên uống liều lượng theo chỉ định của bác sĩ. Việc sử dụng sai liều lượng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ và thai nhi.

Được biết, liều lượng thông thường là 1 viên/ngày. Chị em uống trước bữa ăn. Ngoài ra, nên lưu ý đến chế độ ăn uống và nghỉ ngơi trong quá trình uống thuốc.

Cách bảo quản thuốc Obimin

Khi sử dụng thuốc, chị em cần lưu ý về cách bảo quản để thuốc không bị hỏng và không còn hiệu quả. Theo đó, chị em cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Nếu có tủ thuốc chị em hãy cho thuốc vào tủ. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
  • Không để thuốc ở nơi ẩm ướt, có nhiệt độ thấp.
  • Tránh xa tầm tay của trẻ em.
  • Thường xuyên kiểm tra hạn sử dụng của thuốc.
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng hiệu quả.

Obimin có tốt không?

Obimin có tốt không? Hiện nay có rất nhiều sản phẩm bổ sung dưỡng chất cho mẹ bầu. Chính vì thế, việc tìm hiểu chất lượng sản phẩm trước khi dùng là điều cần thiết.

Theo các bác sĩ, Obimi có tác dụng hiệu quả đối với mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Mỗi thành phần có trong thuốc đều cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết đối với thai phụ. Do đó, chị em mang thai có thể sử dụng để tăng cường sức khỏe cho bản thân và em bé.

Không những vậy, thành phần có trong sản phẩm còn giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh. Hay dị tật ống thần kinh, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh và bình thường.

Thai phụ khi sử dụng thuốc còn khắc phục được tình trạng buồn nôn, cơ thể mệt mỏi, chuột rút. Hay tình trạng chóng mặt, giúp ổn định huyết áp.

Mặc dù, thuốc mang lại hiệu quả tốt cho thai phụ. Tuy nhiên, nếu sử dụng sai cách, sai liều lượng sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ. Những tác dụng phụ này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Cụ thể như:

  • Viêm loét dạ dày, đau dạ dày;
  • Hoa mắt chóng mặt, đau đầu;
  • Tức ngực, khó thở, thở gấp gáp.
  • Cơ thể bị mẩn ngứa, nổi mề đay;
  • Buồn nôn, ăn không ngon, đắng họng, khó chịu ở miệng.

Tùy thuộc vào liều dùng, quá trình sử dụng mà thuốc sẽ gây những tác dụng phụ khác nhau. Ngay khi thấy xuất hiện những triệu chứng bất thường sau khi dùng thuốc. Tốt nhất, chị em nên báo ngay với bác sĩ chuyên khoa để được khắc phục kịp thời.

Ngoài ra, trước khi sử dụng thuốc, chị em cần liên hệ với bác sĩ để được giải đáp cụ thể. Các bác sĩ sẽ có những lời khuyên hữu ích giúp chị em sử dụng thuốc hiệu quả. Đồng thời, có những tư vấn về sản phẩm dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt phù hợp.

Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc Obimi

Tiếp theo bài viết là một số lưu ý khi sử dụng thuốc chị em cần lưu ý. Bao gồm các tác dụng phụ, tương tác thuốc…

Tác dụng không mong muốn của thuốc

Hiện nay vẫn chưa ghi nhận các tác dụng phụ ở liều đề nghị. Tuy nhiên, chị em cũng cần báo ngay với bác sĩ về những tác dụng phụ không mong muốn.

Theo đó, một số tác dụng phụ chị em có thể gặp phải như buồn nôn, nôn, tăng calci, táo bón, đau dạ dày hay tiêu chảy. Thông thường, những tác dụng phụ này diễn ra tạm thời và tự biến mất.

Một vài trường hợp chị em sẽ gặp phải tình trạng dị ứng nghiêm trọng (rất hiếm xảy ra). Hãy đến ngay các cơ sở y tế nếu xuất hiện phát ban, ngứa, sưng, chóng mặt và khó thở ở mặt, lưỡi, cổ họng.

Tương tác với thuốc Obimin

Trong thuốc Obimin có chứa vitamin A. Do đó, sản phẩm có thể gây tương tác với các thành phần sau:

  • Neomycine, cholestyramin, parafin lỏng: Giảm hấp thụ Vitamin A.
  • Isotretinoin: Không dùng đồng thời với vitamin A.

Lượng Vitamin D trong thuốc tương tác với:

  • Glycosid trợ tim: Nếu dùng đồng thời sẽ tăng độc tính của glycosid trợ tim do tăng Calci huyết.
  • Dầu khoáng: Sử dụng nhiều có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ vitamin D ở ruột.

Lượng vitamin C trong thuốc tương tác với:

  • Fluphenazin: Khi dùng đồng thời sẽ làm giảm nồng độ fluphenazin huyết tương.
  • Aspirin: Dùng chung khiến tăng bài tiết vitamin C, giảm bài tiết aspirin trong nước tiểu.

Vitamin B3 có trong thuốc tương tác với:

  • Chất ức chế khử HMG-Co: Dùng đồng thời với vitamin B3 tăng nguy cơ tiêu cơ vân.
  • Carbamazepin: Dùng chung sẽ tăng nồng độ carbamazepin huyết tương, gây tăng độc tính.
  • Thuốc chẹn a-adrenergic: Dùng chung có thể gây hạ huyết áp.

Triệu chứng khi quá liều thuốc Obimin

Dưới đây là một số triệu chứng khi chị em sử dụng quá liều Obimin.

  • Liên quan tới vitamin A:

Nếu chị em sử dụng vitamin A liều cao trong thời gian dài (cụ thể 25.000 đơn vị mỗi ngày trong 8 tháng). Có thể dẫn tới tình trạng ngộ độc Vitamin A mãn tính.

Lúc này, chị em có thể gặp một số triệu chứng như buồn ngủ, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn… Những triệu chứng này sẽ xuất hiện sau khi uống thuốc từ 6 – 24 giờ.

Với phụ nữ mang thai, liều dùng hàng ngày lớn hơn 6.000 đơn vị không được khuyến cáo. Bởi với liều này có thể khiến thai phụ bị ngộc độc.

  • Liên quan tới vitamin D:

Thông thường, sử dụng vitamin D liều lượng không vượt quá nhu cầu sinh lý sẽ không gây độc. Tuy nhiên, nếu sử dụng ở liều cao, kéo dài hoặc khi tăng đáp ứng với liều bình thường. Chị em có thể đối diện với tình trạng cường Vitamin D.

Triệu chứng của ngộ độc Vitamin D là triệu chứng của tăng calci máu. Cụ thể gồm mệt mỏi, đau đầu, chán ăn, buồn nôn, nôn. Ngủ gà, khô miệng, chuột rút ở bụng, tiêu chảy, táo bón…

  • Liên quan tới vitamin C:

Sử dụng quá liều vitamin C có thể gây viêm dạ dày, tiêu chảy, sỏi thận, buồn nôn. Hoặc lợi tiểu bằng truyền dịch có thể xuất hiện sau khi uống quá liều.

  • Liên quan tới niacinamid (Vitamin B3):

Sử dụng Niacinamid có thể gây buồn nôn, ngứa, bỏ bừng ở cổ và mặt, buốt hoặc đau nhói ở da.

Khi sử dụng quá liều, chị em nên ngưng sử dụng thuốc và nhanh chóng đến các bệnh viện gần nhất để xử lý.

Uống Obimin có cần uống thêm sắt?

Uống Obimin có cần uống thêm sắt? Đây là thuốc bổ chứa vitamin và khoáng chất. Sản phẩm được chỉ định để bổ sung một số khoáng chất và vitamin cần thiết cho thai phụ và phụ nữ cho con bú.

Hàm lượng sắt trong sản phẩm thấp, không đáp ứng nhu cầu hàng ngày cho chị em. Do đó, chị em cũng cần bổ sung thêm sắt theo chỉ định của bác sĩ.

Obimin Plus giá bao nhiêu?

Obimin Plus giá bao nhiêu? Hiện nay, sản phẩm được niêm yết với giá là 220.000 đồng. Tuy nhiên, mức giá này sẽ dao động tùy thuộc vào mỗi địa điểm bán. Chị em có thể tìm hiểu và mua sử dụng ở hầu hết các tiêm thuốc Tây.

Ngoài ra, chị em cũng có thể mua ở các trang bán hàng online, cửa hàng thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, nên thận trọng tìm kiếm cơ sở uy tín. Để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

Bên cạnh tìm cơ sở bán thuốc uy tín. Chị em cũng cần kiểm tra hạn sử dụng, ngày sản xuất, một số thông tin khác. Nhằm đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả tốt nhất.

Trên đây là tổng hợp những thông tin về thuốc Obimin. Đây là sản phẩm chúng bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho thai phụ, phụ nữ sau sinh. Chị em hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng để đạt hiệu quả tốt nhất.