Đau bụng dưới bên trái ở nữ gần háng , xương chậu là bệnh gì ?

Tham vấn y khoa : Bác sĩ Hà Mạnh Vĩ

Ngày cập nhật :14/01/2022

Đau bụng dưới bên trái ở nữ là bệnh gì là thắc mắc nhiều chị em đưa ra . Nếu bạn đang bị đau bụng dưới bên trái gần háng , xương chậu , đau lưng … Bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé !

Đau bụng dưới bên trái là tình trạng khiến cho nhiều chị em khó chịu, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày. Không những thế nó còn liên hệ đến nhiều bệnh lý nguy hiểm. Đó có thể là những bệnh thuộc hệ sinh sản, hệ bài tiết, hệ tiêu hóa…

Khi đau bụng dưới bên trái, bạn có thể đau nhói, đau tức, đau liên tục hoặc từng cơn, đau âm ỉ hoặc dữ dội… Vậy cụ thể đau bụng dưới bên trái do những bệnh lý nào gây ra?

Đau bụng dưới bên trái đi kèm với những triệu chứng nào khiến bạn phải đến cơ sở y tế ngay lập tức? Nếu bạn cũng gặp phải những thắc mắc này, hãy tham khảo 16 nguyên nhân khiến nữ giới đau bụng dưới bên trái để có kiến thức tự bảo vệ mình.

16 bệnh lý đau vùng bụng dưới bên trái ở nữ

Đau bụng dưới bên trái ở nữ là bệnh gì? Hầu hết, trong các trường hợp khi thấy vùng bụng dưới bên trái bị đau người ta sẽ nghĩ tới đó là biểu hiện bệnh lý ở hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, nhiều người lại không nghĩ tới. Tình trạng đau nhức này cũng có thể là biểu hiện của các bệnh liên quan đến cơ quan sinh sản, hệ bài tiết…

đau bụng dưới bên trái nữ

Cụ thể, dưới đây là một số bệnh lý khiến nữ giới có cảm giác đau bụng dưới bên trái phổ biến:

1. Đau do viêm túi thừa – Đau bụng dưới bên trái gần háng ở nữ

Bệnh lý đầu tiên khiến vùng vùng bụng dưới bên trái ở nữ bị đau là do viêm túi thừa.

Túi thừa là những túi nhỏ có thể hình thành ở bất kỳ vị trị nào của ống tiêu hóa, trong đó phổ biến nhất là ở đại tràng.

Khi mắc bệnh, nữ giới sẽ gặp một số triệu chứng như:

  • Đau tức ở vùng bụng dưới trái: Cơn đau lúc đầu diễn ra âm ỉ, sau đó bạo phát diễn ra thường xuyên hơn;
  • Cảm giác đầy hơi;
  • Sốt;
  • Ớn lạnh;
  • Táo bón hoặc tiêu chảy;
  • Chán ăn và buồn nôn.

2. Bệnh Celiac – Đau bụng dưới bên trái gần xương chậu

Bệnh Celiac hay không dung nạp Gluten. Đây cũng là bệnh lý gây tình trạng đau nhói vùng bụng bên trái ở nữ giới.

Các triệu chứng khi mắc bệnh khác có thể bao gồm:

  • Tiêu chảy;
  • Phân xám ở dạng lỏng hay hơi lỏng, có mùi hôi,
  • Thường xuyên đầy hơi;
  • Phình bụng hoặc đau bụng trái;
  • Loét miệng;
  • Mệt mỏi; xanh xao;
  • Phát ban hay chuột rút ở cơ.

3. Đau âm ỉ bụng dưới bên trái do chứng không dung nạp đường Lactose

Một trong những bệnh lý hệ tiêu hóa gây đau âm ỉ bụng dưới bên trái phải kể đến là hội chứng không dung nạp đường Lactose.

Hội chứng này không gây nguy hiểm cho người bệnh. Nhưng những cơn đau âm ỉ ở vùng bụng dưới gây ra không ít phiền toái cho chị em.

Ngoài đau vùng bụng, người bệnh sẽ gặp một số triệu chứng khác như:

  • Đau dạ dày;
  • Chuột rút;
  • Đầy hơi;
  • Buồn nôn;
  • Tiêu chảy.

Xem thêm : Đi tiểu buốt ở nữ giới là bệnh gì : Nguyên nhân và cách chữa !

4. Bệnh viêm ruột – Nguyên nhân gây đau tức bụng dưới bên trái

Thường bệnh nhân nữ viêm ruột sẽ có triệu chứng đau tức vùng bụng dưới bên trái. Ngoài đau tức bụng, bệnh nhân kèm theo những triệu chứng sau:

Nguyên nhân gây đau tức bụng dưới bên trái

  • Sốt;
  • Buồn nôn
  • Nôn;
  • Chán ăn;
  • Đi tiểu ra máu;
  • Đi đại tiện phân nhiều nhầy;
  • Tiêu chảy nặng và cấp tính.

5. Bụng đau do chứng khó tiêu

Thường khi khó tiêu, cảm giác đau tức bụng chỉ xảy ra ở phần trên. Tuy nhiên trong một số trượng hợp khó tiêu cũng khiến phần bụng dưới bên trái đau tức.

Đa số, các trường hợp mắc bệnh là nhẹ. Người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như đau nhẹ bụng dưới bên trái, nóng rát, ợ nóng, đầy hơi hoặc khí.

6. Hội chứng ruột kích thích (IBS) – Nguyên nhân khiến bụng bên trái dưới sườn bị đau

IBS có thể khiến vùng bụng ben trái dưới sườn bị đau tức.

Những biểu hiện khác chị em có thể gặp đó là:

  • Đầy hơi;
  • Đau bụng;
  • Táo bón;
  • Tiêu chảy;
  • Cảm giác muốn đi ngoài khẩn cấp hoặc đi ngoài không hết phân.

7. Do táo bón

Táo bón hay còn gọi là bón là một trong những bệnh gây đau bụng dưới bên trái gần háng ở nữ.

Những triệu chứng khi bị táo bao gồm:

  • Khó đại tiện, phân khô hay cứng;
  • Bụng trướng;
  • Bị đau vùng bụng dưới phía bên trái;
  • Có máu trong phân hoặc chảy máu sau khi đi đại tiện;
  • Sau khi đại tiện xong vẫn còn cảm giác muốn đại tiện.

8. Đau tức và âm ỉ bụng bên trái dưới rốn ở nữ do tắc ruột

Tắc ruột cũng là một trong những bệnh lý gây đau bụng bên trái rốn ở nữ. Đây là thuật ngữ chỉ sự suy giảm của ống tiêu hóa và làm tắc thức ăn. Cụ thể hơn, đây là tình trạng thức ăn hay nước bị tắc nghẽn không thể di chuyển xuống dưới.

Khi gặp tình trạng này, chị em thường sẽ có những biểu hiện sau:

  • Đau quặn bụng trái dưới;
  • Chán ăn;
  • Cảm giác đầy bụng;
  • Táo bón;
  • Không thể trung tiện;
  • Bụng chướng;
  • Buồn nôn, nôn mửa, đặc biệt là nôn chất giống như phân

9. Đau bụng dưới bên trái dưới sườn do mang thai ngoài tử cung

Nếu chị em đang gặp hiện tượng đau bụng dưới bên trái phía dưới sườn gần xương chậu thì cần cảnh giác. Vì đây có thể là biểu hiện mang thai ngoài tử cung.

Mang thai ngoài tử cung là tình trạng phôi đã thụ tinh không di chuyển vào tử cung. Thay vào đó, phôi lại bám vào ống dẫn trứng để phát triển. Trong trường hợp này, thai phụ cần tiến hành bỏ thai sớm để tránh ảnh hướng đến tính mạng của bản thân.

Những dấu hiệu thường gặp của mang thai ngoài tử cung là:

  • Rong huyết nhẹ;
  • Buồn nôn và ói mửa;
  • Đau bụng dưới;
  • Đau nhói bụng;
  • Đau một bên cơ thể;
  • Chóng mặt, mệt mỏi;
  • Đau vai, cổ, hoặc trực tràng;
  • Ngất xỉu (không phổ biến).

Xem thêm : Top 5 dấu hiệu mất trinh cực đơn giản , chính xác đến 99% !

10. Bụng dưới bên hông trái đau do Lạc nội mạc tử cung

Nguyên nhân gây đau bụng bên hống trái tiếp theo phải kể đến chính là do bệnh lạc nội mạc tử cung.

Lạc nội mạc tử cung là tình trạng các mô phát triển ở ngoài tử cung. Lúc này, máu sẽ không thể chảy ra ngoài mà tích tụ ở bên trong. Lâu dần sẽ gây chảy máu và nhiễm trùng.

Theo các bác sĩ, bệnh nếu không chữa trị sớm có thể gây biến chứng sô sinh và ung thư. Do đó, khi có những biểu hiện dưới đây chị em cần đi thăm khám sớm:

  • Đau vùng chậu trong những ngày hành kinh;
  • Đau thắt lưng và đau bụng;
  • Đau trong hoặc sau khi quan hệ tình dục, chảy máu sau khi quan hệ;
  • Đau khi đại tiện, tiểu tiện trong kì kinh nguyệt;
  • Rối loạn kinh nguyệt;
  • Có máu trong phân hoặc nước tiểu;
  • Tiêu chảy, táo bón, đầy hơi hoặc buồn nôn;

11. Sảy thai – Đau bụng bên trái dưới rốn ở nữ

Đau bụng bên trái dưới rốn ở nữ là một trong những biểu hiện của hiện tượng sảy thai.

Sảy thai là hiện tượng mất thai trước tuần thứ 20 của thai kỳ. Hiện nay, tình trạng khá phổ biến ở nữ giới.

Một số dấu hiệu phổ biến của tình trạng sảy thai gồm:

  • Co thắt vùng bụng dưới phía bên trái;
  • Dịch nhờn ở âm đạo nhiều;
  • Chuột rút;
  • Thai nhi ngừng chuyển động;
  • Đau lưng;
  • Các hiện tượng ốm nghén đột ngột biến mất.

12. Tức bụng dưới bên trái do u nang buồng trứng

U nang buồng trứng là khối chứa dịch hoặc chất rắn phát triển bất thường ở trên hoặc bên trong buồng trứng. Trong đó, tức bụng dưới bên trái là một trong những biểu hiện phổ biến của bệnh.

Ngoài ra, chị em cũng sẽ xuất hiện một số biểu hiện khác như:

  • Đau vùng chậu;
  • Đau vùng thắt lưng;
  • Gặp khó khăn tiểu tiện và đại tiện;
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Tăng cân không rõ nguyên nhân;
  • Đau trong chu kỳ kinh nguyệt;
  • Chảy máu âm đạo bất thường;
  • Căng tức ngực;
  • Đi tiểu thường xuyên.

13. Nhói bụng dưới bên trái do u xơ tử cung

U xơ tử cung hay còn gọi là nhân xơ, đây cũng là nguyên nhân khiến chị em gặp triệu chứng nhói bụng dưới bên trái.

U xơ tử cung là các khối u lành tính phát triển trên hoặc trong thành cơ tử cung. U xơ được hình thành khi một tế bào trơn được phân nhiều nhiều lần. Sau đó, tế bào sẽ phát triển thành khối vũng chắc và tách khỏi phần còn lại của thành tử cung.

Các triệu chứng phổ biến của u xơ tử cung là:

  • Rong kinh và cường kinh;
  • Đau hay cảm giác tức ở vùng chậu;
  • Đau khi giao hợp;
  • Đi tiểu thường xuyên;
  • Táo bón hoặc đầy hơi;
  • Bụng to.

14. Đau dưới rốn bên trái do ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng là khối u ác tính có thể phát triển ở một hoặc cả 2 bên buồng trứng. Trong đó, các thể ung thư buồng trứng bao gồm:

  • Ung thư biểu mô buồng trứng;
  • Ung thư tế bào mầm;
  • Ung thư buồng trứng xuất phát từ các tế bào mô nâng đỡ buồng trứng.

Ung thư buồng trứng là bệnh lý có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản cũng như tính mạng của chị em. Do đó, chị em cần nắm rõ những biểu hiện của bệnh dưới đây, để điều trị kịp thời:

  • Cảm giác khó chịu, đau ở vùng bụng dưới;
  • Buồn nôn, tiêu chảy hay táo bón;
  • Thường xuyên đi tiểu;
  • Ăn kém, cảm giác đầy bụng kể cả sau một bữa ăn nhẹ;
  • Tăng hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân;
  • Chảy máu âm đạo bất thường sau mãn kinh;
  • Kinh nguyệt thất thường;
  • Đau khi quan hệ tình dục.

15. Đau quặn bụng trái ở nữ do sỏi thận

Sỏi thận là một trong những bệnh ở đường tiết niệu gây đau quặn bụng bên trái.

Sỏi thận là những tinh thể rắn hình thành từ các chất trong nước tiểu. Các viên sỏi thận có thể có kích thước nhỏ hoặc lớn đến vài cm. Khi mắc bệnh, chị em thường sẽ có triệu chứng sau:

  • Đau lưng, đùi, bẹn, cơ quan sinh dục;
  • Tiểu ra máu;
  • Buồn nôn và nôn mửa;
  • Ớn lạnh;
  • Sốt;
  • Cơn đau quặn thận thường xuyên;
  • Đi tiểu gấp;
  • Đổ mồ hôi.

16. Đau âm ỉ bụng dưới bên trái do nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs)

Nếu bạn đang gặp triệu chứng đau âm ỉ bụng dưới bên trái thì có thể do đang bị nhiễm trùng đường tiết niệu.

Nhiễm trùng đường tiết niệu là tình trạng vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm các cơ quan thuộc đường tiệu niệu. Trong đó, bàng quang và niệu đạo thường bị nhiễm trùng nhất.

Các triệu chứng chung của nhiễm trùng đường tiết niệu bao gồm:

  • Buồn tiểu thường xuyên;
  • Tiểu buốt, tiểu lắt nhắt;
  • Không kiểm soát được dòng chảy;
  • Nước tiểu đục hoặc có mùi hôi, có mủ hoặc máu trong nước tiểu;
  • Đau vùng xương mu.

Một số nguyên nhân khiến bụng dưới bên trái đau nhức khác

Ngoài những nguyên nhân trên thì nhiều yếu tố khác cũng có thể gây đau vùng bụng dưới phía bên trái ở nữ. Bao gồm:

  • Do các vết bầm tím, máu tích tụ ở cơ bụng và vụng bụng dưới.
  • Do chứng phình động mạch chủ bụng.
  • Một cục máu đông hoặc viêm các mạch máu ở bụng dưới bên trái.

Cơ quan bị ảnh hưởng khi vùng bụng dưới bên trái bị đau

Vùng bụng dưới bên trái bao của nữ gồm khu vực bên trái từ rốn đến xương chậu. Ở khu vực bụng này chứa rất nhiều cơ quan quan trọng của cơ thể. Bao gồm:

  • Lách;
  • Đuôi tụy;
  • Một phần ruột già,
  • Buồng trứng;
  • Một phần dạ dày;
  • Thận trái;
  • Thùy gan trái;
  • Phần trên của niệu quản trái;
  • Tuyến thượng thận trái;
  • Đáy phổi trái;
  • Đại tràng…

Khi bụng dưới bên trái nữ bị đau có thể do các cơ quan bên trong bị tổn thương. Thế nên ngoài đau tức, đau nhói hay đau âm ỉ sẽ kèm theo các triệu chứng khác.

Đau bụng dưới phía bên trái ở nữ phải làm sao?

Nên đi khám khi vùng bụng dưới phía bên trái bị đau, đau tức, đau quặn kéo dài, không rõ nguyên nhân… Lúc này, Chị em cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được giúp đỡ.

Đau bụng dưới phía bên trái ở nữ phải làm sao

Tại đây, các bác sĩ có thể sử dụng một số kỹ thuật để chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh, như:

  • Quét CT;
  • Siêu âm;
  • Quét MRI;
  • Kiểm tra thể chất;
  • Nội soi.

Từ những thông tin trên chắc hẳn các chị em đã hiểu rõ bụng dưới bên trái đau là là bệnh gì. Đây đều là triệu chứng của những bệnh rất nguy hiểm.

Do đó, lời khuyên cho chị em là khi có triệu chứng trên nên đi thăm khám càng sớm càng tốt. Đặc biệt, không tự ý mua thuốc về chữa trị. Bởi vì có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

Sau khi đi thăm khám, chị em cần điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ có hướng chữa trị phù hợp.

Ngoài ra, khi điều trị chị em không nên bỏ giữa chừng. Bởi sẽ khiến bệnh tái phát nhiều lần và gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Đồng thời, có đời sống sinh hoạt lành mạnh, dinh dưỡng hợp lý, tập luyện thường xuyên. Nhằm thúc đẩy quá trình điều trị nhanh chóng.

Mang thai đau bụng dưới bên trái do đâu?

Hầu hết, trường hợp mang thai đau bụng dưới bên trái là vô hại. Tuy nhiên, nếu các cơn đau này kéo dài, kèm theo các triệu chứng bất thường thì thai phụ cần thận trọng. Vì đây có thể biểu hiện của những vấn đề sau:

  • Do căng dây chằng và sự kéo dài của tử cung;
  • Do sự thay đổi hormone khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn;
  • Thai ngoài tử cung;
  • Đe dọa sảy thai;
  • Nguy cơ tiền sản giật;
  • Bong nhau thai;
  • U nang buồng trứng;
  • Nhiễm trùng đường tiểu.

Bà bầu bị đau bụng dưới bên trái phải làm sao?

Khi có những bất thường trong quá trình mang thai, tốt nhất chị em nên đi thăm khám để chẩn đoán và có phương pháp chữa trị phù hợp. Ngoài ra, để giảm các cơn đau thai phụ có thể áp dụng một số lời khuyên sau:

  • Thay đổi vị trí ngồi, đứng thường xuyên;
  • Thực hiện các bài tập nghiêng;
  • Tránh cúi thấp người khi đứng hoặc ngồi để dây chằng không bị kéo căng;
  • Tắm nước ấm hoặc nước ấm;
  • Bổ sung chất xơ từ trái cây, hoa qua để tránh táo bón. Ngoài ra, nên hạn chế thực phẩm cay, nóng.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ để hạn chế mắc các bệnh phụ khoa.

Bị đau bụng dưới phía bên trái khi quan hệ do đâu?

Bị đau bụng dưới bên trái khi quan hệ là biểu hiện phổ biến ở nhiều cặp đôi. Trong đó, nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này là do:

  • “Yêu” quá mạnh hoặc không đúng tư thế;
  • Thời gian quan hệ kéo dài;
  • Quan hệ trong thời kỳ mang thai;
  • Do đang bị mắc một số bệnh viêm nhiễm phụ khoa.

Theo khuyến cáo của các bác sĩ, nếu chị em bị đau bụng dưới bên trái là do yêu mạnh, thời yêu kéo dài thì không cần lo lắng. Trong trường hợp này chỉ cần thay đổi tư thế yêu, tần suất yêu thì triệu chứng sẽ thuyên giảm.

Còn nếu nguyên nhân là do các bệnh lý phụ khoa thì cần đi thăm khám sớm để không ảnh hưởng đến đời sống chăn gối, sức khỏe sinh sản.

Khắc phục đau bụng bên trái bằng cách nào?

Khi bị đau bụng bên trái, bạn có thể áp dụng một số cách khắc phục dưới đây để giảm bớt cơn đau:

Một số bài thuốc dân gian

  • Sử dụng gừng tươi

Tác dụng chính của gừng đó là lưu thông máu dễ dàng hơn, vì thế khi bạn bị đau bụng bên trái thì hãy thưởng thức một cốc trà gừng, vừa ấm bụng và giảm đau.

  • Sử dụng mật ong

Mật ong cũng được rất nhiều người tin tưởng sử dụng để giảm đau bụng tức thì. Bí quyết rất đơn giản, bạn pha mật ong cùng nước ấm rồi thưởng thức sẽ làm giảm đi những cơn đau.

  • Kết hợp giữa lá bạc hà, gừng, tỏi

Cả ba vị này đều có tính ấm, giúp cải thiện triệu chứng đau bụng. Cách thực hiện: Xay nhuyễn hỗn hợp gồm lá bạc hà, gừng, tỏi với nước ấm, uống ngày hai lần.

  • Sử dụng lá ổi 

Lá ổi là một trong những dược liệu tự nhiên có thể kiểm soát cơn đau bụng rất tốt. Lấy một ít búp ổi non sau đó sao nóng với muối và đun sắc cùng một củ gừng đã nướng trong khoảng 15 phút. Mỗi ngày uống hai lần để đẩy lùi cơn đau bụng bên trái.

Y khoa hiện đại

Ngay khi có những triệu chứng đau bụng bên trái không rõ nguyên nhân, bạn nên tới các cơ sở y tế uy tín để được khám và điều trị kịp thời. Trong trường hợp người bệnh đau bụng dữ dội ở vùng bụng bên trái, cần tìm hiểu kĩ càng và thực hiện một số biện pháp sau:

  • Bình tĩnh theo dõi sức khỏe và tới các cơ sở y tế có uy tín để thăm khám kịp thời.
  • Khi các cơn đau tới với tần suất nhiều, không nên làm việc quá sức.
  • Trước khi thăm khám để xác định bệnh chính xác, không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự tư vấn từ bác sĩ.
  • Dựa trên kết quả kiểm tra, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận tình trạng bệnh, từ đó có phương án điều trị thích hợp.

Đau bụng dưới bên trái cần làm gì?

Chế độ dinh dưỡng, lối sống cũng giữ vai trò quan trong sự hồi phục của người bệnh đau vùng bụng dưới bên trái. Dưới đây là một số lời khuyên từ chuyên gia:

– Tăng cường ăn các món rau xanh, trái cây, thực phẩm chứa nhiều omega-3

– Ăn ít các món chiên xù, xào nấu nhiều dầu

– Hạn chế các món gia vị cay nóng, món muối chua như dưa góp, cà pháo, kim chi,..

– Không uống bia rượu, hút thuốc lá, dùng các chất kích thích khác

– Ăn uống điều độ, ăn thành bữa để dạ dày có thời gian nghỉ ngơi, không quá tải

– Tập luyện thể dục thể thao khoảng 30 phút mỗi ngày để tăng cường sức khỏe

– Vệ sinh sạch sẽ cơ quan sinh dục để tránh viêm nhiễm đường tiết niệu

Trên đây là những thông tin giải đáp đau bụng dưới bên trái ở nữ là bệnh gì? Nếu chị em đang có những dấu hiệu bất thường này. Hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế để nhận được lời khuyên phù hợp.