Phác đồ điều trị viêm mũi dị ứng phổ biến
Ngày cập nhật :21/05/2021
Viêm mũi dị ứng là một căn bệnh khá thường gặp và việc lên pháp đồ điều trị viêm mũi dị ứng rất cần thiết để chữa trị dứt căn bệnh này. Công việc lên phác đồ điều trị sẽ bao gồm cả sử dụng thuốc kháng histamine, thuốc chống viêm dạng xịt cùng với kháng sinh hay áp dụng thêm các mẹo chữa viêm mũi dị ứng. Đồng thời, cũng cần phải theo dõi sát sao diễn biến bệnh và có phương pháp phòng ngừa bệnh tái phát về sau.
1. Triệu chứng lâm sàng
Người bị mắc bệnh viêm mũi dị ứng hay viêm xoang trán sẽ có các triệu chứng lâm sàng sau:
- Cơ năng: Ngứa mũi, mũi bị nghẹt, hắt hơi thường xuyên, đau họng, ho khan, khạc ra đờm kéo dài, mất vị giác, phù nề mí, chảy nước mắt, rối loạn giác ngủ, ngáy khi ngủ,…
- Thực thể: Khi tiến hành soi mũi thấy bên trong khoang mũi xuất hiện niêm mạc nhạt màu và xuất tiết nhầy trong.
2. Thể lâm sàng
Bệnh viêm mũi dị ứng có 2 thể lâm sàng, đó là:
- Viêm mũi dị ứng theo mùa.
- Viêm mũi dị ứng quanh năm.
3. Biểu hiện cận lâm sàng
Các biểu hiện cận làng sàng của bệnh viêm mũi dị ứng gồm:
- Trong cấu trúc mũi không xuất hiện dấu hiệu bất thường.
- Trong dịch mũi có sự xuất hiện của các tế bào ái toan.
- Không có biểu hiện nào bất thường trong máu, ngoại trừ hàm lượng IgE tăng.
4. Điều trị bệnh viêm mũi dị ứng
Phác đồ điều trị viêm mũi dị ứng phổ biến có thể giúp làm giảm các triệu chứng bệnh, kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tái phát hay diễn tiến nặng hơn. Tuy nhiên không thể trị dứt điểm bởi đây là căn bệnh mạn tính.
Có 3 phương pháp được áp dụng để điều trị bệnh viêm mũi dị ứng, đó là:
- Điều trị bằng thuốc chống dị ứng
Phương pháp được sử dụng phổ biến và ưu tiên nhất trong điều trị căn bệnh này đó là dùng thuốc chống dị ứng. Khi hệ miễn dịch tiếp xúc với dị nguyên sinh ra phản ứng thái quá sẽ khiến cơ thể xuất hiện các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng. Vì vậy, khi sử dụng thuống chống dị ứng (kháng hoistamine) sẽ góp phần ức chế các thành phần trung gian. Qua đó, những triệu chứng xuất hiện do phản ứng dị ứng gây ra sẽ được giảm nhẹ.
Các loại thuốc được sử dụng để điều trị viêm mũi dị ứng gồm: Clorpheniramin 4mg, Loratadine, Cetirizin 10mg và Fexofenadine.
Cách dùng: 60mg/2 lần/ngày.
- Điều trị bằng thuốc chống viêm
Bệnh viêm mũi dị ứng cũng có thể được chứa bằng thuốc chống viêm dạng xịt. Loại thuốc này có tác dụng làm giảm tình trạng viêm tại niêm mạc mũi. Các chất có trong thuốc chống viêm dạng xịt sẽ có corticosteroid. Một số loại thuốc trị viêm xoang, viêm mũi dị ứng phổ biến là Pivalon, Flixonase và Rhinocort.
- Điều trị bằng thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh cũng có thể được sử dụng trong phác đồ điều trị viêm mũi dị ứng phổ biến. Ví dụ như:
- Cefuroxim: Nên dùng từ 250 – 500mg/lần/ngày.
- Cefadroxil: Nên dùng từ 1g/2 lần/ngày.
- Amoxicilli: Nên dùng từ 1g/2 lần/ngày.
5. Theo dõi và chăm sóc
Để hỗ trợ bệnh hiệu quả hơn thì việc chăm sóc và theo dõi đóng vai trò rất quan trọng. Trong quá trình này cần chú ý:
- Tránh để cơ thể tiếp xúc với những tác nhân dễ gây dị ứng, ví dụ như: Lông thú cưng, phần hoa, khói thuốc lá, bụi bẩn,…
- Thường xuyên lau dọn nhà cửa và vệ sinh mùng, mền, chăn, gối,…
- Không gian sống cần đảm bảo sạch sẽ, thông thoáng, trong lành.
- Không nên hút thuốc lá .
- Khi tới nơi công cộng nên sử dụng khẩu trang.
- Vào thời điểm giao mùa cần chú ý giữ ấm cho cơ thể.
- Vào những ngày thời tiết hanh khô có thể tăng độ ẩm trong không khí bằng cách sử dụng máy tạo độ ẩm.
- Vào những ngày lạnh không nên sử dụng đồ uống có cồn, lạnh.
Trên đây là phác đồ điều trị viêm mũi dị ứng phổ biến. Tuân thủ đúng phác đồ là cách điều trị bệnh hiệu quả nhất!
Công ty TNHH Đầu Tư Thương Mại Venus
- VP Công Ty: Số 38D/24 Dân Lập – Dư Hàng Kênh – Lê Chân – Hải Phòng
- Showroom 1: Số 200 Hoàng Minh Thảo – Lê Chân – Hải Phòng
- Showroom 2: 445 Võ Nguyên Giáp – Lê Chân – Hải Phòng
- VP Đại Diện: Số 190 Nguyễn Trãi – Thượng Đình – Thanh Xuân – Hà Nội
- Hotline : 0225 3656 888 – 1900 3139
- Email: info@venusglobal.com.vn