Thuốc Tylenol trị bệnh gì ? Công dụng , cách dùng , giá bán
Thuốc Tylenol là thuốc gì , bài viết dưới đây 2khoe sẽ tổng hợp 2 số thông tin như : thuốc hạ sốt Tylenol của Mỹ , Nhật , cách mở hộp , giá thuốc tylenol
Tylenol là thuốc giảm đau hạ sốt quen mặt trong tủ thuốc của mỗi gia đình. Giúp bạn giảm nhanh các triệu chứng đau nhức, mệt mỏi, khó chịu. Từ đó tập trung vào công việc được tốt hơn.
Để giúp bạn nắm rõ công dụng, thành phần, cách dùng, giá bán, địa chỉ bán Tylenol. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp 10+ thông tin hữu ích về thuốc. Hãy cùng theo dõi để biết cách sử dụng thuốc hiệu quả nhất nhé.
Những thông tin cần biết về thuốc Tylenol
Thuốc Tylenol thường được chỉ định sử dụng để giảm sốt, giảm đau. Khắc phục nhanh chóng các triệu chứng sốt, cảm cúm, đau nhức (đầu, tai, răng, lưng). Hoặc dùng điều trị các bệnh lý về xương khớp như đau nhức cơ xương, viêm khớp cấp và mãn tính.
Tên gốc: Acetaminophen, guaifenesin, phenylephrine hydrochloride.
Tên biệt dược: Tylenol®.
Phân nhóm: Thuốc giảm đau, hạ sốt.
Dạng bào chế: Viên nén.
Thành phần chính của thuốc Tylenol
Tylenol có chứa thành phần chính là chất Acitaminophen – chất có tác dụng giảm đau vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, chúng cũng được coi là chất không an toàn nếu người bệnh sử dụng quá nhiều hoặc quá lâu.
Một số các thành phần khác có trong thuốc là: Propylenen glycol, hypromellose, dioxode…
Thuốc Tylenol thường được điều chế ở dạng viên nén, đóng thành hộp. Mỗi hộp có 150 viên. Mỗi viên chứa 500mg Acitaminophen.
Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Tylenol
Thuốc Tylenol tuy hiệu quả nhưng không phải ai cũng có thể áp dụng. Sẽ có những người phù hợp để dùng thuốc. Ngược lại cũng có những người tuyệt đối không nên sử dụng.
Tylenol được chỉ định sử dụng cho đối tượng nào?
Thuốc Tylenol thường được chỉ định điều trị trong những trường hợp sau đây:
- Mắc các chứng sốt, cảm lạnh, cảm cúm thông thường.
- Ho có đờm nhiều, ho dai dẳng.
- Xuất hiện cảm giác đau từ nhẹ đến trung bình như: Đau đầu, đau tai, đau răng.
- Làm dịu đi các cơn đau nhức răng do trồng răng hay do các bệnh lý răng miệng thường gặp: Sâu răng, viêm nướu…
- Cải thiện tình trạng đau bụng kinh.
- Điều trị các bệnh lý xương khớp như: Đau lưng, đau cơ, viêm khớp.
Thuốc Tylenol chống chỉ định với những trường hợp nào?
Chống chỉ định sử dụng thuốc Tylenol điều trị trong những trường hợp sau:
- Bị mẫn cảm hoặc dị ứng với thành phần của thuốc.
- Nghiện uống rượu bia.
- Mắc các bệnh lý về gan như: Xơ gan, viêm gan, suy giảm chức năng gan.
- Trẻ em dưới 2 tuổi.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú.
- Bệnh nhân thiếu hụt G^PD.
Cách dùng thuốc Tylenol như thế nào?
Để đảm bảo việc điều trị bằng thuốc Tylenol an toàn, hiệu quả. Người bệnh nên sử dụng thuốc đúng độ tuổi, liều lượng, cách thức. Không tùy tiện thay đổi đơn thuốc khi chưa có chỉ định bác sĩ.
Liều dùng thuốc Tylenol cho người lớn hoặc trẻ trên 50 kg
Với người lớn, thuốc Tylenol thường được sử dụng ở dạng viên nén. Bạn có thể nuốt hoặc uống thuốc cùng với nước lọc lượng vừa đủ.
Mỗi lần uống thuốc, chú ý không dùng quá 2 viên /lần (tương đương 1000 mg/lần). Trong ngày chỉ nên dùng thuốc tối đa 4 lần, tức là không quá 4000 mg/ngày.
Liều dùng thuốc Tylenol cho trẻ em dưới 12 tuổi
Trẻ trên 2 tuổi và dưới 12 tuổi có thể sử dụng thuốc Tylenol dạng uống hỗn dịch. Mỗi hộp thuốc đều có sẵn ống đong có chia liều.
Cha mẹ giúp trẻ lấy đúng, đủ lượng thuốc cần dùng để uống. Với những trẻ nhỏ hơn, có thể cần đến sự hỗ trợ của ống nhỏ giọt hoặc bơm tiêm.
Mỗi liều sử dụng cần dựa theo độ tuổi và cân nặng của trẻ. Không dùng quá 5 liều thuốc trong vòng 24 giờ. Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn để biết chính xác liều dùng cho trẻ.
Cách xử lý khi dùng thuốc Tylenol quên liều và quá liều
Guồng quay bận rộn của công việc, cuộc sống khiến người bệnh đôi khi đãng trí. Việc dùng thuốc Tylenol do đó có thể quên liều hoặc quá liều không hay biết.
Trong trường hợp này, bạn không nên quá lo lắng, sợ hãi. Hãy bình tĩnh giải quyết vấn đề theo hướng dẫn dưới đây.
Nên làm gì trong trường hợp quên liều Tylenol?
Trường hợp quên liều Tylenol, bạn hãy bổ sung thuốc càng sớm càng tốt. Nếu thời điểm uống thuốc gần với liều kế tiếp. Bạn có thể bỏ qua liều đã quên để dùng liều kế tiếp đó theo như kế hoạch.
Tuyệt đối không dùng thuốc Tylenol gấp đôi liều đã quy định.
Dùng thuốc Tylenol quá liều phải làm sao?
Trong trường hợp bạn đã trót lỡ dùng thuốc Tylenol quá liều. Hãy chú ý quan sát tình trạng sức khỏe. Nếu có bất cứ vấn đề bất thường, hãy liên hệ ngay với bác sĩ. Hoặc nhanh chóng đến cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.
Thuốc Tylenol có gây tác dụng phụ không?
Khảo sát cho thấy, thuốc Tylenol có thể gây tác dụng phụ tại các cơ quan như: Thần kinh, da và mô mềm, dạ dày ruột.
Tình trạng này thường xảy ra ở những người dùng thuốc không đọc rõ hướng dẫn sử dụng. Bị dị ứng với thuốc, dùng thuốc quá liều, sai cách.
Tác dụng phụ thường gặp do thuốc Tylenol gây nên trên da và mô mềm
- Phát ban, nổi mề đay.
- Hội chứng steven-Johnson.
- Hội chứng lyell.
- Hoại tử bì nhiễm độc mụn mủ ban đỏ toàn thân cấp.
Ảnh hưởng của thuốc Tylenol trên hệ tiêu hóa
- Đau bụng.
- Nôn, buồn nôn.
- Rối loạn tiêu hóa.
Tác dụng phụ thuốc Tylenol đến hệ thần kinh trung ương
- Đau đầu, chóng mặt.
- Dễ kích động sau khi sử dụng thuốc.
Tylenol gây ảnh hưởng trực tiếp đến gan, thận
- Gây độc và dẫn đến hoại tử gan, thận.
- Suy thận.
Tác dụng phụ của thuốc Tylenol trên máu và bạch huyết
- Rối loạn tạo máu.
- Giảm số lượng bạch cầu.
- Gây thiếu máu.
Tương tác thuốc Tylenol
Trong quá trình điều trị, tương tác thuốc Tylenol có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng. Thậm chí có thể gia tăng tác dụng phụ, gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh.
Những thuốc có thể tương tác với thuốc Tylenol bao gồm:
- Thuốc ức chế monoamine oxidase.
Để khắc phục tình trạng này, bạn hãy liệt kê với bác sĩ tất cả các loại thuốc mà bạn đã và đang sử dụng. Sau khi loại trừ những nhóm thuốc gây tương tác với Tylenol, bác sĩ sẽ đưa cho bạn liệu trình cụ thể. Hoặc hướng dẫn bạn đổi sang một loại thuốc khác có tác dụng tương tự.
Hướng dẫn bảo quản thuốc Tylenol đúng cách
Bạn nên bảo quản thuốc Tylenol ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm ướt và tránh ánh sáng. Nhiệt độ lý tưởng nhất là 30 độ C.
Những nơi ẩm ướt như tủ lạnh hoặc phòng tắm không phù hợp với Tylenol. Hãy luôn đảm bảo thuốc được để xa tầm tay của trẻ nhỏ và các loại vật nuôi. Chúng có thể làm hỏng thuốc của bạn.
Sau khi sử dụng, hãy vứt thuốc vào thùng rác thay vì toilet hay đường dẫn ống nước. Bạn cũng không nên sử dụng khi thấy thuốc hết hạn hoặc có dấu hiệu hỏng.
Thuốc Tylenol giá bao nhiêu, có đắt không, mua ở đâu?
Hiện nay, thuốc Tylenol được phân phối rộng khắp cả nước. Các bạn có thể tìm mua thuốc ở bất cứ đâu. Bao gồm: cơ sở y tế, nhà thuốc bệnh viện hoặc hiệu thuốc tư nhân. Đây là những địa chỉ bán thuốc khá tin cậy, uy tín, mức giá hợp lý.
Thuốc Tylenol giá bao nhiêu, có đắt không phụ thuộc vào từng loại cụ thể. Dưới đây là thông tin và giá bán 4 nhóm thuốc Tylenol chủ đạo:
Thuốc Tylenol 500 mg Extra Strength
Tylenol 500 mg Extra Strength là sản phảm của hãng MaNeil Consumer Heathcare của Mỹ. Hiện thuốc đang được phân phối rộng rãi trên thị trường nước ta. Loại thuốc này được khuyên dùng cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi.
Giá bán thuốc Tylenol 500 mg Extra Strength hiện là 640.000 đồng/ lọ 325 viên.
Thuốc Tylenol 8 hour 650 mg
Tylenol 8 hour 650 mg là sản phẩm của công ty dược phẩm Jansen Korea Ltd Hàn Quốc. Thuốc được phân phối trên thị trường Việt Nam dành cho đối tượng trên 18 tuổi.
Giá bán Tylenol 8 hour 650 mg khá hợp lý. Một hộp 50 viên có giá khoảng 90.000 đồng. Mức giá này phù hợp với mọi đối tượng.
Thuốc Tylenol Cold + Flu Severe
Tylenol Cold + Flu Severe là dòng thuốc nhập khẩu từ Mỹ và được phân phối rộng rãi trên thị trường Việt Nam. Thuốc chỉ áp dụng cho đối tượng người lớn.
Giá bán cho một hộp 24 viên dao động trong khoảng 288.000 – 300.000 đồng.
Thuốc Tylenol for Children’s
Tylenol for Children’s là loại thuốc của Mỹ đang được bán và sử dụng phổ biến tại nước ta. Thuốc được đặc chế riêng cho đối tượng trẻ em.
Giá bán thuốc Tylenol for Children’s dao động từ 200.000 – 250.000 đồng/ hộp.
Trên đây là 10+ thông tin chia sẻ về thuốc Tylenol. Bao gồm đầy đủ công dụng, thành phần, chỉ định/chống chỉ định, tác dụng phụ, giá bán, địa chỉ bán. Hy vọng, các bạn đã hiểu hơn về loại thuốc này và nắm rõ cách sử dụng.
Mọi thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Hãy luôn lắng nghe ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.