Vitamin 3B có tác dụng gì , uống lúc nào , giá bao nhiêu ?

Tham vấn y khoa : Bác sĩ Hà Mạnh Vĩ

Vitamin 3B là viên uống bảo vệ sức khỏe được nhiều người tìm mua và sử dụng. Loại thuốc này thường bị nhầm lẫn với Vitamin B3. Vậy Vitamin 3B là thuốc gì. Công dụng, liều dùng, giá bán, tác dụng phụ của thuốc ra sao. Hãy cùng theo dõi bài viết để có lời giải đáp cụ thể.

Giới thiệu chung về Vitamin 3B

Vitamin 3B là sự kết hợp của 3 vitamin nhóm B gồm B1, B6 và B12. Tác dụng chính của thuốc là bổ sung vitamin thiết yếu cho cơ thể.

vitamin 3b

Biệt dược: Vitamin 3B, 3B-Soft vitamin, Vitamin 3B Plus …

Tên hoạt chất: Vitamin B1, B6 và B12.

Dạng bào chế: Viên nén, viên nang.

Phân Loại:Thuốc kê đơn.

Quy cách đóng gói:Hộp 10 vỉ x 10 viên.

Tiêu chuẩn:DĐVN IV

Sản xuất và đăng ký: Công ty cổ phần Dược phẩm IMEXPHARM – Việt Nam.

Thuốc Vitamin 3B gồm những thành phần gì?

Vitamin 3B là sự kết hợp giữa 3 loại vitamin sau:

  • Vitamin B1.
  • Vitamin B12.
  • Vitamin B6.

Tác dụng của Vitamin 3B là gì?

Vitamin 3B là sự hòa trộn của 3 nhóm vitamin B1, B6, B12. Mỗi loại vitamin đều có những hoạt tính riêng lẻ. Khi kết hợp với nhau, chúng sẽ có sự liên kết hóa sinh mang đến nhiều tác dụng tổng hợp.

Một số lợi ích cụ thể mà Vitamin 3B mang lại đó là:

  • Bổ sung vitamin cho những người đang bị thiếu hụt B1, B6, B12.
  • Điều trị thiếu máu do thiếu vitamin B6 và B12.
  • Bổ sung các axit amin thiết yếu. Hỗ trợ chức năng gan mật, giúp ăn ngon.
  • Điều trị giải độc do nghiện rượu.
  • Giúp nâng cao sức khỏe, chống mệt mỏi. Tăng cường hoạt động của hệ thần kinh.
  • Hỗ trợ điều trị các hội chứng đau dây thần kinh, viêm dây thần kinh ngoại biên.
  • Hỗ trợ điều trị chứng rối loạn thần kinh ngoại vi như : viêm đa dây thần kinh, đau dây thần kinh, đau thần kinh tọa, hội chứng vai – cánh tay, đau lưng – thắt lưng, đau dây thần kinh liên sườn, đau dây thần kinh sinh ba, tê các đầu chi, …
  • Làm giảm các cơn đau dây thần kinh.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh lý thần kinh trong đái tháo đường, do thuốc, do nghiện rượu.
  • Khắc phục tình trạng đau nhức xương khớp.

Chỉ định và chống chỉ định điều trị Vitamin 3B

Mỗi loại thuốc đều hướng đến những nhóm đối tượng cụ thể, Vitamin 3B cũng vậy.

Việc dùng thuốc đúng người, đúng bệnh sẽ giúp thuốc phát huy tác dụng tối đa. Ngược lại, nếu bạn nằm trong nhóm đối tượng nguy hiểm, Vitamin 3B có thể gây hậu quả khôn lường.

Những đối tượng được chỉ định điều trị Vitamin 3B

Viên uống bảo vệ sức khỏe Vitamin 3B được chỉ định sử dụng cho những đối tượng sau đây:

  • Người bị thiếu Vitamin nhóm B ( B1, B6, B12 ).
  • Thiếu máu do thiếu Vitamin B6 và B12.
  • Người bị viêm dây thần kinh, đau dây thần kinh.
  • Trường hợp đau nhức xương khớp, thoái hóa xương khớp.

Chống chỉ định điều trị Vitamin 3B trong những trường hợp nào?

Vitamin 3B tuy mang đến nhiều hiệu quả nối bật nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng. Thuốc chống chỉ định với những trường hợp sau đây:

  • Mẫn cảm hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Đã và đang mắc các bệnh ung thư.
  • Đang trong quá trình sử dụng thuốc Levodopa.
  • Người bệnh cơ địa dị ứng (hen, eczema).

Cách dùng và một số lưu ý khi sử dụng Vitamin 3B

Tùy vào tình trạng bệnh và đối tượng cụ thể mà cách dùng và liều lượng Vitamin 3B có sự thay đổi. Dưới đây là một số thông tin mà bạn có thể tham khảo.

Liều lượng và cách dùng Vitamin 3B

  • Đối với trẻ em trên 10 tuổi và người lớn: Uống 1 viên/ngày với trường hợp thiếu hụt dinh dưỡng. Riêng trường hợp dùng thuốc do nghiện rượu hoặc đau khớp, đau thần kinh. Bạn có thể dùng 2-3 viên/ngày, mỗi lần 1 viên.
  • Đối với người cao tuổi: Mỗi ngày uống 1 viên theo như liều người lớn.
  • Riêng với trẻ em dưới 10 tuổi không có liều chia cụ thể.

Một số lưu ý khi sử dụng Vitamin 3B

  • Thuốc có thể nuốt trọn hoặc uống cùng với nước lọc. Không nhai hoặc nghiền nhỏ thuốc.
  • Không uống thuốc với các loại nước ngọt có ga, nước hoa quả. Thuốc có thể mất tác dụng.
  • Thời điểm uống thuốc tốt nhất là trước hoặc trong các bữa ăn.
  • Nếu không thật sự cần thiết, bạn không nên sử dụng vitamin 3B. Thay vào đó, bạn chỉ cần dùng riêng lẻ từng loại vitamin.
  • Vitamin 3B không khuyến khích sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú. Do đó, chị em nên cân nhắc khi lựa chọn. Tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi và sức khỏe bản thân.

Cách xử lý khi dùng thuốc vitamin 3B quên liều và thiếu liều

Các bác sĩ vẫn thường khuyên người bệnh sử dụng thuốc đúng cách, đủ liều, đúng thời điểm. Tuy nhiên, không phải khi nào người bệnh cũng tuân thủ nghiêm ngặt. Vì nhiều lý do tác động, họ có thể quên liều hoặc dùng quá liều. Cách xử lý ra sao là nội dung nhận được nhiều quan tâm.

Trường hợp quên liều Vitamin 3B bạn nên làm gì?

Trong quá trình điều trị, quên liều Vitamin 3B là tình trạng xảy ra khá phổ biến. Có đến hơn 50% người bệnh từng rơi vào trường hợp này.

Các chuyên gia y tế cho biết, nếu quên dùng một liều thuốc bạn hãy bổ sung càng sớm càng tốt. Nếu thời điểm đó trùng với liều kế tiếp. Bạn có thể bỏ qua liều đã quên để sử dụng liều kế tiếp. Không uống tăng liều.

Bạn nên xử lý như thế nào nếu dùng thuốc Vitamin 3B quá liều?

Dùng thuốc Vitamin 3B quá liều có thể gây nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

Nếu bạn phát hiện bản thân đã dùng thuốc quá liều, hay ngưng việc dùng thuốc ở những liều sau đó. Đồng thời, theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của bản thân. Trường hợp khẩn cấp, hãy đến cơ sở y tế để được can thiệp hiệu quả.

Vitamin 3B có gây tác dụng phụ không?

Thuốc Vitamin 3B có thể khiến nước tiểu của bạn chuyển màu hồng nhạt. Ngoài ra, loại thuốc này còn gây ra khá nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Đây là hậu quả của việc lạm dụng thuốc, dùng thuốc sai quy cách.

Hãy ngưng dùng Vitamin 3B nếu bạn nhận thấy bản thân gặp những tác dụng phụ sau đây:

Tác dụng phụ của Vitamin B1:

  • Phản ứng quá mẫn
  • Cảm giác kim châm
  • Nổi mề đay
  • Ngứa
  • Đổ mồ hôi
  • Yếu sức
  • Xuất huyết tiêu hóa
  • Hạ huyết áp thoáng qua
  • Suy hô hấp
  • Mất ngủ
  • Nôn mửa
  • Nghẹn cổ họng
  • Phù mạch
  • Phù phổi

Tác dụng phụ của Vitamin B6

  • Làm triến triển bệnh thần kinh ngoại vi

Tác dụng phụ của Vitamin B12

  • Phản ứng phản vệ
  • Sốt
  • Phản ứng da dạng trứng cá
  • Đỏ da
  • Ngứa
  • Nổi mề đay

Vitamin 3B gây tương tác với những loại thuốc nào?

Thuốc Vitamin 3B có thể gây tương tác với nhiều loại thuốc khác nhau. Phản ứng này có thể làm thay đổi hoạt động của thuốc. Gây suy giảm dược tính hoặc làm phát sinh nhiều tác hại nguy hiểm.

Một số loại thuốc thường gặp gây tương tác với Vitamin 3B mà bạn nên tránh xa là:

  • Levodopa và Altretamin: Vitamin B6 sẽ làm giảm hiệu quả của nhóm thuốc này. Khiến việc dùng thuốc không còn tác dụng.
  • Thuốc ức chế thần kinh cơ: Vitamin B1 khiến tác dụng của nhóm thuốc này gia tăng mạnh.
  • Phenobarbital và Phenyltoin: Vitamin B6 làm giảm nồng độ hai loại thuốc này trong huyết thanh.
  • Isoniazid, Hydralazin, Penicillamin, thuốc tránh thai đường uống: Làm tăng tác dụng của vitamin B6.
  • Neomycin, Acid aminosalicylic, Colchicin, thuốc đối kháng histamine H2: Làm giảm bớt mức độ hấp thu của vitamin B12.
  • Cloramphenicol: Làm giảm hiệu quả của Vitamin B12.

Bảo quản thuốc Vitamin 3B

Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, do đó độ ẩm không khí khá cao. Các bạn cần lưu ý trong việc bảo quản thuốc Vitamin 3B. Tránh trường hợp thuốc bị ẩm mốc ngay khi vẫn còn nằm trong vỉ kín.

Nhiệt độ thích hợp để bảo quản Vitamin 3B là 30 độ C. Tránh để thuốc tại những nơi có nhiệt độ quá cao như cửa sổ, bếp ăn. Hoặc những nơi có độ ẩm quá lớn như nhà tắm, tủ lạnh.

Thuốc có thể gây hại cho trẻ nhỏ, do đó bạn cũng chú ý để Vitamin 3B xa tầm tay trẻ. Nếu phát hiện thuốc có dấu hiệu bị hỏng, mốc, mềm mủn không nên sử dụng.

Thuốc Vitamin 3B giá bao nhiêu, mua ở đâu?

Giá thuốc Vitamin 3B hiện dao động ở mức 50.000 – 70.000 đồng hộp 10 vỉ x 10 viên. So với mặt bằng chung, mức giá này khá rẻ so với chất lượng mà thuốc mang lại.

Bạn có thể tìm mua thuốc tại các nhà thuốc hoặc hiệu thuốc, đại lý thuốc bán lẻ. Giá thuốc có thể chênh lệch ở mỗi địa chỉ, tuy nhiên không quá đáng kể.

Trên đây, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn 10+ thông tin về Vitamin 3B. Từ công dụng, thành phần, cách dùng, đến giá bán, tác dụng phụ, tương tác thuốc. Hy vọng, sau khi đã nắm rõ kiến thức về thuốc, các bạn sẽ có sự lựa chọn phù hợp. Đồng thời sử dụng đúng cách để mang đến hiệu quả tốt nhất.