Ra máu ít nhưng không phải kinh nguyệt có nguy hiểm không ?
Ra máu ít nhưng không phải kinh nguyệt khiến chị em không khỏi lo lắng. Theo các bác sĩ chuyên khoa, ra máu ngoài kỳ kinh là dấu hiệu cảnh báo vấn đề về sức khỏe. Vậy ra máu ít ngoài kỳ kinh là bệnh gì? Các điều trị ra sao? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để cùng tìm lời giải đáp nhé!
Nhận biết bất thường khi bị ra máu ít nhưng không phải kinh nguyệt
Bác sĩ Vũ Thị Thanh Dung, chuyên gia sản phụ khoa của Phòng khám Đa khoa Quốc tế cho biết, thông thường, chị em sẽ bị ra máu một lần trong tháng, vào đúng chu kỳ kinh nguyệt.
Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường, xuất hiện khi chị em bước vào tuổi dậy thì và sẽ kéo dài đến tuổi mãn kinh.
Ra máu ít nhưng không phải kinh nguyệt thường xuất hiện ngoài kỳ kinh. Chị em có thể dựa vào những dấu hiệu sau để nhận biết hiện tượng ra máu bất thường như:
- Ra máu ít giữa hai kỳ kinh – thường nhận thấy khi đi tiểu, hoặc khi dùng giấy vệ sinh thấm, thấy chút máu dính lại ở giấy vệ sinh.
- Có trường hợp ra máu bất thường, lượng máu nhiều như đang trong ngày kinh. Máu kinh ra nhiều, ướt băng vệ sinh.
Bác sĩ Thanh Dung cho biết, mọi trường hợp ra máu âm đạo kéo dài vài tuần đều được coi là bất thường. Trường hợp ra máu giữa kỳ kinh, dù nhiều hay ít cũng là hiện tượng cảnh báo sức khỏe vùng kín của bạn có vấn đề.
Ra máu ít nhưng không phải kinh nguyệt là bệnh gì?
Thông thường, chu kỳ kinh của chị em sẽ kéo dài 28-35 ngày. Số ngày hành kinh thường kéo dài từ 3-7 ngày. Lượng máu kinh của mỗi chu kỳ trung bình từ 50-80ml, tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Những ngày đầu của chu kỳ kinh, lượng máu kinh sẽ ra nhiều, sau đó giảm dần và hết hẳn.
Trong trường hợp bạn bị ra máu ít nhưng không phải kinh nguyệt. Cho thấy dấu hiệu bất thường tại cơ quan sinh dục. Triệu chứng này có thể là biểu hiện tiềm ẩn nhiều bệnh lý phụ khoa nguy hiểm. Trong đó, phải kể đến như:
Viêm âm đạo
Viêm âm đạo là tình trạng viêm nhiễm tại âm đạo, bệnh do vi khuẩn, virus, nấm, tạp trùng xâm nhập và gây nhiễm trùng. Đây là bệnh lý viêm phụ khoa rất phổ biến, đặc biệt gặp nhiều ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.
Chị em mắc viêm âm đạo thường có triệu chứng như:
- Khí hư ra nhiều, màu sắc khí hư thay đổi, kèm mùi hôi khó chịu.
- Ngứa vùng kín.
- Đau khi giao hợp
- Chảy ít máu âm đạo ngoài kỳ kinh.
Viêm âm đạo thường được chỉ định điều trị bằng thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm. Trong trường hợp chị em bị viêm âm đạo dai dẳng, bệnh tái phát nhiều lần. Cần can thiệp ngoại khoa, sử dụng kỹ thuật oxy xanh công nghệ Đức để điều trị dứt điểm.
Ra máu ngoài kỳ kinh còn là dấu hiệu của bệnh lây truyền qua đường tình dục
Lậu, chlamydia là hai bệnh lý lây truyền qua đường tình dục, có thể gây ra những bất thường về kinh nguyệt. Ở giai đoạn đầu, bệnh không gây ra bất kỳ triệu chứng gì, nếu có thì các biểu hiện bệnh rất giống với các bệnh phụ khoa thông thường. Điều này khiến cho nhiều chị em chủ quan trong việc đi khám và điều trị.
Biểu hiện của bệnh lây truyền qua đường tình dục:
- Đau, chảy máu khi quan hệ tình dục.
- Đi tiểu buốt, tiểu rắt.
- Dịch tiết âm đạo ra nhiều, khí hư màu vàng đậm, hoặc xanh lá, mùi hôi thối khó chịu.
- Sốt kéo dài
- Cơ quan sinh dục ngứa ngáy
Ở giai đoạn đầu của bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng thuốc kháng sinh. Trường hợp bệnh nặng, bác sĩ sẽ hỗ trợ điều trị bằng nhiệt điện trường DNA. Đây là phương pháp kết hợp với công nghệ gen, để làm giảm khả năng kháng thuốc của vi khuẩn, tăng cường hiệu quả điều trị.
Bệnh viêm vùng chậu
Thường xảy ra do biến chứng từ các bệnh lây truyền qua đường tình dục mà không điều trị. Khiến cho vi khuẩn lây lan từ âm đạo đến các cơ quan sinh dục,… Gây ra tình trạng chảy máu bất thường.
Chị em bị viêm vùng chậu thường có triệu chứng như:
- Đau vùng bụng dưới, vùng chậu
- Tiểu đau buốt
- Dịch tiết âm đạo ra nhiều, mùi hôi khó chịu.
- Ra máu ít ngoài kỳ kinh
- Sốt cao, toàn thân ớn lạnh
Điều trị viêm vùng chậu ở giai đoạn đầu chủ yếu sử dụng thuốc kháng sinh. Trường hợp nặng bác sĩ sẽ sử dụng máy đa chức năng HGP-1000 để điều trị.
Lưu ý: Trong thời gian chữa trị, cần tuyệt đối kiêng quan hệ tình dục.
Hội chứng buồng trứng đa nang
Hội chứng buồng trứng đa nang là bệnh lý gây ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt và tác động xấu đến khả năng sinh sản của chị em.
Bác sĩ Dung cho biết, nguyên nhân gây hội chứng này là do androgen – một hormone có thể gây gián đoạn quá trình rụng trứng.
Thay vì phát triển và phòng đi một quả trứng, thì người mắc hội trứng buồng trứng đa nang lại hình thành và phóng đi nhiều nang trứng. Dẫn đến hiện tượng chỉ chảy ra ít máu thay vì có kinh nguyệt như bình thường.
Các triệu chứng hội chứng đa nang buồng trứng thường gặp phải kể đến như:
- Tăng cân đột ngột.
- Rối loạn chu kỳ kinh.
- Nổi mụn trứng cá, mọc lông khắp cơ thể.
- Khó thụ thai.
- Đau nhức vùng chậu.
Điều trị buồng trứng đa nang chủ yếu sử dụng thuốc tránh thai để điều hòa kinh nguyệt. Đồng thời, thay đổi chế độ ăn, tập thể dục.
Ung thư cổ tử cung, tử cung
Đây là căn bệnh đặc biệt nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Thông thường, giai đoạn đầu của ung thư, các triệu chứng khá giống với biểu hiện viêm phụ khoa thông thường. Nên hầu như chị em chủ quan không đi khám.
Khi các triệu chứng bệnh nặng hơn, chị em sẽ bắt gặp các biểu hiện như:
- Sụt cân nhanh chóng không rõ nguyên nhân
- Chướng bụng, đầy hơn,
- Đau tức, khó chịu ở vùng chậu
- Thường xuyên có cảm giác buồn tiểu
Ung thư tử cung, cổ tử cung phát hiện sớm hoàn toàn có thể điều trị được. Ngược lại để lâu, bệnh sẽ đe dọa đến tính mạng.
Ra máu ít nhưng không phải kinh nguyệt nên làm gì?
Khi phát hiện mình bị ra máu ngoài kỳ kinh, chị em cần chủ động đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám. Bởi như đã nêu ở trên, hiện tượng này là có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý phụ khoa nguy hiểm.
Bên cạnh đó, nếu bạn đang ở độ tuổi hoạt động tình dục hay đã ngoài 18 tuổi. Trong quá trình thăm khám, nên làm thêm phết tế bào tử cung mỗi năm một lần.
Chị em có thể đến khám phụ khoa tại các bệnh viện có chuyên khoa về sản phụ khoa, hoặc đến các phòng khám tư nhân uy tín như: Phòng khám Đa khoa Quốc tế – 221 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1.
Xét nghiệm chẩn đoán chảy máu vùng kín bất thường
Sau khi đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám. Bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng để khai thác thông tin bệnh, các triệu chứng lâm sàng. Sau đó, sẽ chỉ định chị em làm thêm một số xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh chính xác hơn:
- Siêu âm: Sử dụng sóng âm để tạo ra hình ảnh của các cơ quan vùng chậu.
- Sinh thiết nội mạc tử cung: Thủ thuật lấy một mẫu nội mạc tử cung ra và quan sát dưới kính hiển vi.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT): Sử dụng tia X để tạo nên hình ảnh cắt ngang của các cơ quan và cấu trúc bên trong.
- Siêu âm đầu dò: Thủ thuật đưa một đèn chiếu vào âm đạo, qua khỏi cổ tử cung và giúp bác sĩ nhìn thấy bên trong tử cung.
Cách chữa ra máu bất thường
Ra mái ít nhưng không phải kinh nguyệt là dấu hiệu của nhiều bệnh lý phụ khoa nguy hiểm. Do đó, chị em cần chủ động đi khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Tại cơ sở y tế chuyên khoa, bác sĩ sẽ thăm khám, kiểm tra để tìm ra nguyên nhân và xác định mức độ bệnh. Sau đó, bác sĩ sẽ căn cứ vào kết quả thu được để tư vấn cho bạn phác đồ điều trị phù hợp.
- Trường hợp nhẹ chỉ cần điều trị bằng thuốc.
- Trong trường hợp nặng, đã điều trị bằng thuốc nhưng không hiệu quả. Bác sĩ sẽ cân nhắc việc can thiệp thủ thuật.
Tình trạng ra máu ít nhưng không phải kinh nguyệt là dấu hiệu bất thường, chị em cần chủ động đi khám để có hướng khắc phục kịp thời. Nếu còn điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ đến số hotline: 035.842.7245, để được tư vấn cụ thể.