[ Rối loạn kinh nguyệt ] : Nguyên nhân , triệu chứng , cách chữa
Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt, rối loạn kinh nguyệt là gì? Rối loạn kinh nguyệt có thai được không? Là những nội dung chính sẽ có trong bài viết sau. Nhằm giúp nữ giới nhận biết bệnh rối loạn kinh nguyệt cũng như có phương pháp điều trị hiệu quả.
Rối loạn kinh nguyệt là gì?
Rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng bất kì chị em nào cũng gặp một lần trong đời và gây không ít phiền toái trong cuộc sống. Đặc biệt, nếu rối loạn kinh nguyệt do các bệnh phụ khoa gây ra. Bệnh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của người phụ nữ.
Vậy rối loạn kinh nguyệt là gì? Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt là sự bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt của chị em. Bệnh diễn ra phổ biến ở những chị em trong độ tuổi sinh sản.
Thông thường, vòng kinh của chị em sẽ kéo dài từ 28 – 30 ngày; thời gian hành kinh từ 3 – 5 ngày; lượng máu mất đi từ 50 – 80ml. Tuy nhiên, người bị rối loạn kinh nguyệt sẽ khiến chu kỳ kinh nguyệt không ổn định. Có thể chậm kinh hay vô kinh, hoặc lượng máu mất đi sau những ngày hành kinh quá ít hoặc quá nhiều.
Để hiểu rõ hơn về rối loạn kinh nguyệt là gì, chị em cùng tham khảo một số thông hữu ích ngay dưới đây.
Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt
Có rất nhiều nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt. Trong đó, sự suy giảm nội tiết tố nữ estrogen là một trong những nguyên nhân chính. Từ đó khiến trứng không rụng được hoặc việc phóng noãn gặp trục trặc, dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.
Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt như:
- Sử dụng thuốc tránh thai: Tác dụng của thuốc tránh thai giúp ngăn chặn sự rụng trứng, cản trở thụ thai. Tuy nhiên, việc dùng thuốc tránh thai khiến cho kinh nguyệt của chị em bọ rối loạn.
- Suy nhược cơ thể: Chị em bị suy dinh dưỡng khiến cho nội tiết tố estrogen bị suy giảm. Khiến cho khả năng phóng noãn giảm theo và gây nên kinh nguyệt không đều.
- Bệnh tuyến giáp: bệnh tuyến giáp có thể khiến nồng độ hormone ảnh hưởng đến tuyến dưới đồi. Dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
- Một số bệnh phụ khoa: Một số bệnh phụ khoa như u nang buồng trứng đa nang. U xơ tử cung, polyp tử cung, viêm tắc vòi trứng… cũng có thể dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
Triệu chứng rối loạn kinh nguyệt
Để tìm hiểu rõ rối loạn kinh nguyệt là gì, chị em cần ghi nhớ triệu chứng rối loạn kinh nguyệt. Từ đó giúp nhận bệnh sớm và có phương pháp điều trị phù hợp. Tránh để bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này.
Một số triệu chứng của bệnh bao gồm:
- Vô kinh: Là tình trạng chị em không có kinh nguyệt trong khoảng thời gian nhất định. Trong đó, nữ giới không hành kinh ngay từ khi dậy thì gọi là vô kinh nguyên phát. Còn vô kinh thứ phát là trước đó nữ giới đã hành kinh nhưng sau đó bị mất kinh liên tục.
- Rong kinh: Là tình trạng kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày, lượng máu trong chu kỳ kinh nguyệt vượt quá 80ml. Ngoài ra, chị em có thể gặp một số biểu hiện như thở dốc, mệt mỏi.
- Kinh nguyệt ra nhiều: Là tình trạng lượng máu trong chu kỳ kinh nguyệt trên 100ml. Thời gian hành kinh kéo dài trên 7 ngày. Chị em còn gặp một số triệu chứng như đau bụng dữ dội, khí hư có màu và mùi bất thường…
- Kinh nguyệt ra ít: Chu kỳ kinh nguyệt của chị em dưới 3 ngày. Lượng máu trong chu kỳ kinh nguyệt ít hơn 20ml.
- Rong huyết: là hiện tượng chị em ra máu ngoài kỳ kinh nguyệt.
- Thống kinh: Là tình trạng đau bụng trong kỳ kinh nguyệt, lan toàn bụng và xuống đùi. Ngoài ra, kéo theo một số biểu hiện như buồn nôn, căng ngực, đau đầu.
Rối loạn kinh nguyệt có thai được không?
Rối loạn kinh nguyệt có thai được không là lo lắng của nhiều chị em tuổi trưởng thành. Để trả lời câu hỏi này cần phải xác định nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt.
- Nguyên nhân sinh lý: Do dinh dưỡng không hợp lý, thay đổi nội tiết tố ở tuổi dậy thì hoặc mãn kinh. Do stress, lo âu, căng thẳng kéo dài, lao động nặng.
- Nguyên nhân bệnh lý: Rối loạn kinh nguyệt do các bệnh phụ khoa gây nên như viêm cổ tử cung, u xơ tử cung, polyp tử cung.
Nếu như rối loạn kinh nguyệt do sinh lý thì chị em vẫn có thể có con. Còn nếu do bệnh lý thì chứng rối loạn kinh nguyệt sẽ ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của chị em.
Ngoài ra, rối loạn kinh nguyệt sẽ khiến cho chị em gặp khó khăn trong việc xác định ngày rụng trứng. Rối loạn kinh nguyệt sẽ khiến trứng không rụng hoặc rụng không đúng quá trình. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ vô sinh ở nữ giới.
Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?
Ngoài rối loạn kinh nguyệt là gì, thì rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không cũng là thắc mắc của nhiều chị em. Ngoài nguy cơ gây vô sinh ở nữ giới, rối loạn kinh nguyệt còn gây ra những nguy hại sau:
- Dẫn đến các bệnh ác tính: Rối loạn kinh nguyệt là dấu hiệu của những bệnh phụ khoa nguy hiểm. Nếu như không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến thiên chức làm mẹ. Thậm chí, còn ảnh hưởng đến tính mạng của nữ giới.
- Thiếu máu: Kinh nguyệt không đều có thể do mất máu trong thời gian dài dẫn đến thiếu máu. Tình trạng thiếu máu sẽ khiến nữ giới bị chóng mặt, thở gấp, mệt mỏi…
- Ảnh hưởng đến nhan sắc: Rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt của chị em. Khiến nữ giới mất ngủ, chán ăn. Từ đó, sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến nhan sắc của nữ giới.
- Ảnh hưởng đến chuyện yêu: Khi bị rối loạn kinh nguyệt sẽ khiến nữ giới mệt mỏi, đau nhức vùng kín. Điều này sẽ khiến nữ giới tự ti trong chuyện ấy và giảm chất lượng cuộc yêu.
Rối loạn kinh nguyệt phải làm sao – Cách chữa rối loạn kinh nguyệt tại nhà
Khi đã hiểu rõ rối loạn kinh nguyệt là gì chị em nên tìm cách cải thiện bệnh. Cách chữa rối loạn kinh nguyệt tại nhà là một trong những phương pháp được nhiều chị em lựa chọn. Tuy nhiên, các phương pháp này có chỉ hiệu quả trong trường hợp bị rối loạn kinh nguyệt do nguyên nhân sinh lý.
Sau đây là một số cách chữa rối loạn kinh nguyệt tại nhà:
- Cây ngải cứu: Tính ấm của ngải cứu giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu và giảm các hiện tượng do kinh nguyệt không đều. Chị em có thể dùng ngải cứu làm món ăn hoặc nước uống để cải thiện tình trạng bệnh.
- Diếp cá và ngải cứu: Lấy diếp cá và ngải cứu nấu nước uống hằng ngày.
- Ích mẫu: Để trị rối loạn kinh nguyệt chị em lấy ích mẫu nấu lấy nước uống mỗi ngày.
- Cây dâm bụt: Lấy vỏ và rễ cây dâm bụt nấu nước uống, sẽ nhanh chóng cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt gây ra.
- Gừng: Dùng gừng tươi đập dập và đun sôi, uống mỗi ngày 3 cốc sau ăn. Nước gừng sẽ giúp ổn định thân nhiệt và lưu thông máu.
- Mùi tây: Để trị rối loạn kinh nguyệt chị em sử dụng nước ép mùi tây để có hiệu quả tốt nhất.
Ngoài những phương pháp trên, chị em cần thay đổi một số thói quen xấu trong sinh hoạt. Cụ thể gồm:
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn nhiều rau, củ quả, uống nhiều nước.
- Thường xuyên tập luyện để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Giữ “cô bé” luôn sạch sẽ, khô thoáng; không mặc quần áo chật.
- Khám phụ khoa 3 – 6 tháng/lần.
Kinh nguyệt ra ít và thất thường – Điều trị rối loạn kinh nguyệt
Khi có những dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt, chị em không nên chủ quan cần thăm khám sớm để xác định nguyên nhân. Tùy từng nguyên nhân mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị rối loạn kinh nguyệt phù hợp.
Nếu bị rối loạn kinh nguyệt nguyên nhân sinh lý, bác sĩ sẽ có những lời khuyên bổ ích. Giúp cho chị em có chế độ dinh dưỡng hợp lý, tình thần thoải mái. Từ đó, cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
Trường hợp bị rối loạn kinh nguyệt bệnh lý, người bệnh sẽ được tư vấn điều trị ổn định các bệnh phụ khoa. Hiện tại, phòng khám Đa khoa Quốc tế áp dụng một số phương pháp điều trị phụ khoa hiệu quả như:
- Dùng thuốc: Sử dụng các thuốc kháng sinh dạng uống, dạng bôi hoặc đặt.
- Kết hợp Đông – Tây y: Thuốc Đông y sẽ giúp hạn chế tác dụng phụ của thuốc kháng sinh. Tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Kỹ thuật Oxy xanh công nghệ Đức: Giúp tiêu diệt 99,85% vi khuẩn gây bệnh. Phương pháp không gây tổn thương, không tác dụng phụ, không đau đớn.
Trên đây là những thông tin về nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt, rối loạn kinh nguyệt là gì? Rối loạn kinh nguyệt có thai được không? Khi nhận thấy bản thân xuất hiện bất cứ bất thường nào từ kinh nguyệt. Cần tiến hành thăm khám sớm để tránh những nguy hại ảnh hưởng đến sức khỏe.