[ Viêm phụ khoa khi mang thai ] : Cách xử lí chị em nên ghi nhớ !

Tham vấn y khoa : Bác sĩ Hà Mạnh Vĩ

Khi mang thai, cơ thể nữ giới sẽ có nhiều thay đổi, dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn. Hàm lượng nội tiết tiết tố trong cơ thể bị xáo trộn. Sức đề kháng bị suy giảm. Vì thế, thai phụ rất dễ bị mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Viêm phụ khoa khi mang thai nếu không được điều trị tận gốc có thể sẽ lấn sang thai nhi. Tình trạng này nếu kéo dài có thể dẫn tới tình trạng sinh non. Nguy hại hơn còn khiến thai phụ bị xảy thai.

Vì sao phụ nữ dễ bị viêm phụ khoa khi mang thai?

Theo TTƯT- Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Huỳnh Mai- bác sĩ chính phụ trách Sản- Phụ khoa phòng khám Đa Khoa Quốc Tế cho biết. Khi mang thai, độ cân bằng pH trong môi trường âm đạo bị thay đổi. Đồng thời tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn có hại xâm nhập và tấn công.

Có nhiều lí do khiến phụ nữ mang thai dễ bị viêm nhiễm phụ khoa. Trong đó có thể kể đến các lí do:

Môi trường âm đạo bị tác động do chị em vệ sinh vùng kín sai cách từ trước khi mang bầu, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn cùng nấm âm đạo phát triển và gây bệnh.

Phụ nữ đang mang thai thường tiết ra nhiều dịch âm đạo hơn bình thường, nếu không được vệ sinh thường xuyên và đúng cách cũng tạo điều kiện cho các loại nấm và vi khuẩn phát triển

Khi mang thai, sức đề kháng của chị em giảm sút so với thông thường, dễ khiến cơ thể mắc các bệnh phụ khoa hoặc viêm âm đạo.

Dấu hiệu nhận biết viêm phụ khoa khi mang thai

Viêm nhiễm phụ khoa là bệnh lí tổng hợp của rất nhiều loại bệnh. Trong đó nổi bật nhất là các bệnh lí : Nhiễm khuẩn âm đạo, nhiễm nấm âm đạo, viêm âm đạo trichomoniasis và nhiễm Strep B âm đạo (GBS). Đây cũng là những bệnh lí có tỷ lệ nữ giới nói chung, phụ nữ mang thai nói riêng mắc bệnh cao nhất.

Với mỗi loại bệnh sẽ có triệu chứng điển hình khác nhau. Tiêu biểu như:

Nhiễm khuẩn âm đạo

Nhiễm khuẩn âm đạo (BV) là nhiễm trùng gây ra khi quá nhiều vi khuẩn nào đó làm cho thay đổi cân bằng vi khuẩn trong âm đạo

Một số triệu chứng, biểu hiện để nhận biết viêm phụ khoa khi mang thai. Có khoảng 20% mẹ bầu bị nhiễm khuẩn âm đạo trong thai kỳ của mình

Xem thêm : [ Bật mí ] : 15+ Thuốc trị viêm phụ khoa tốt nhất + hiệu quả nhanh

Nhiễm nấm âm đạo

“Thủ phạm” gây nên nhiễm nấm âm đạo là nấm Candida Albicans. Chúng ký sinh ở một số nơi trên da hay bên trong âm đạo, là một phần hệ vi sinh vật bình thường trong miệng, ruột và âm đạo. Bình thường, môi trường acid trong âm đạo giữ cho nấm không bùng phát. Nhưng do một số lý do nào đó mà môi trường âm đạo trở nên kiềm hóa, nấm Candida Albicans phát triển mạnh sẽ gây ra chứng nhiễm nấm âm đạo.

Nguyên nhân được các bác sĩ phụ khoa chia sẻ trong thời gian có kinh nguyệt; khi mang thai; dùng kháng sinh, thuốc ngừa thai qua đường uống và các thuốc chứa steroid; mắc bệnh tiểu đường; rửa âm đạo thường xuyên bằng xà phòng; ứ dịch âm đạo… sẽ làm môi trường acid âm đạo thay đổi dẫn đến việc nhiễm nấm âm đạo phát triển ở phụ nữ.

Viêm âm đạo trichomoniasis

Trichomonas là bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục mà phụ nữ có thể gây ra dịch xả mùi hôi âm đạo, ngứa bộ phận sinh dục và đi tiểu đau đớn.

Phụ nữ mang thai có Trichomonas có nguy cơ cao hơn của việc sinh sớm. Triệu chứng của bệnh viêm âm đạo trichomoniasis có dịch âm đạo màu xanh, vàng, hơi có bọt nhỏ và mùi hôi. Khi quan hệ có cảm giác ngứa, rát.

Xem thêm : [ Hướng dẫn ] : Cách chữa viêm phụ khoa bằng lá trầu không !

Nhiễm Strep B âm đạo (GBS)

Nhiễm GBS là nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng vết mổ, vỡ nội mạc tử cung, thai chết lưu và sinh non. GBS cũng là “thủ phạm” điển hình gây nhiễm trùng sơ sinh với tỷ lệ tử vong khá cao.

Các triệu chứng của Strep B âm đạo GBS thường thể hiện qua đường tiết liệu. Ban đầu, thai phụ sẽ cảm thấy đau và rát khi đi vệ sinh, đi tiểu khó. Nước tiểu có màu đục. Màu nước tiểu sẽ càng đục thêm nếu như bệnh tồn tại lâu ngày cũng như những cơ đau buốt sẽ đến nhiều và nặng hơn.

Bên cạn đó thai phụ cũng sẽ cảm thấy muốn đi tiểu nhiều hơn mặc dù khi đi tiểu lại tiểu rất ít. Cảm giác thôi thức muốn đi tiểu này thường hay đến vào buổi đêm và sáng sớm khiến đồng hồ sinh học của các mẹ bị rối loạn và gây cản trở cho việc nghỉ ngơi.

Từ những thông tin về 4 loại bệnh viêm nhiễm phụ khoa thường gặp chị em phụ nữ đặc biệt phụ nữ mang thai, có thể tóm gọn những biểu hiện “đáng nghi ngờ” sau đây để chị em thăm khám và điều trị kịp thời.

Ra nhiều khí hư bất thường. Khí hư có thể có màu xanh, trắng ngả vàng, vàng, trắng đục,… Trường hợp tiết dịch trắng nhưng không bị ngứa rát ở âm đạo có thể chỉ là dạng khí hư sinh lý thông thường được tiết ra, không phải là viêm phụ khoa.

Ngứa rát ở vùng âm hộ, âm đạo.

Vùng kín có mùi lạ, hôi, khó chịu.

Tiểu buốt, tiểu khó, nước tiểu đục.

Đau rát khi quan hệ tình dục.

Xem thêm : Mẹ bầu nên làm gì để viêm âm đạo khi mang thai để không ảnh hưởng tới thai nhi ?                     

Viêm phụ khoa khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Cũng theo TT ƯT- Bác sĩ Huỳnh Mai, bệnh viêm phụ khoa khi mang thai không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của thai phụ. Mà còn gây nên nhiều biến chwunsg nguy hại đối với thai nhi.

Ảnh hưởng đến với người mẹ

Viêm phụ khoa gây ra các triệu chứng khó chịu và bất tiện khiến các mẹ bầu luôn ở trong hiện tượng lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi ảnh hưởng đến sức khỏe và sự tiến triển của thai nhi.

Thai phụ bị viêm phụ khoa khi mang thai 3 tháng đầu có thể gây nên các biến chứng thai nhi nguy hiểm nhất là sảy thai do mầm bệnh gây nhiễm trùng màng ối, ảnh hưởng đến quá trình làm tổ, bám dính vào thành tử cung của thai nhi.

Đối với thai nhi

Tình trạng viêm nhiễm tại âm đạo cũng là nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển, còi xương ngay từ trong bụng mẹ, ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ.

Nếu mẹ bị viêm phụ khoa khi mang thai, trẻ được sinh thường qua được sinh dục của mẹ có nguy cơ mắc viêm niêm mạc, viêm phế quản, viêm phổi rất cao do dính phải nấm và vi khuẩn từ cơ thể mẹ ngay từ khi mới sinh ra.

Vì vậy, khi nhận thấy các biểu hiện ngứa âm đạo, xuất hiện khí hư có màu sắc và mùi hôi bất thường, âm đạo tấy đỏ, tahi phụ nên thăm khám và điều trị tại cơ sở y tế chuyên khoa uy tín và chất lượng.

Viêm phụ khoa khi mang thai phải làm sao?

Tuỳ thuộc vào tình trạng viêm phụ khoa khi mang thai là nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ có lời khuyên nên điều trị cấp tốc hay không. Bởi bất kỳ một liệu pháp điều trị nào cũng có thể gây ảnh hưởng tới thai nhi.

Hiện nay đã có một số loại thuốc đặt trị viêm âm đạo được nghiên cứu và xác nhận rằng không gây hại tới thai nhi nên có thể sử dụng được trong thai kỳ. Tuy nhiên, việc đặt thuốc vào trong âm đạo khi đang mang bầu có thể gây chảy máu do va chạm vào những mạch máu nhỏ dễ vỡ trong âm đạo và cổ tử cung. Do đó, chỉ khi nào thực sự cần thiết, bác sĩ mới chỉ định cho thai phụ sử dụng thuốc đặt âm đạo phù hợp và hướng dẫn sử dụng chi tiết để không gây ảnh hưởng tới mẹ và bé.

Trong thời gian 3 tháng cuối cùng của thai kỳ, khi các bộ phận bên trong thai nhi đã phát triển tương đối hoàn thiện, mẹ có thể áp dụng một số biện pháp điều trị tự nhiên nếu không biết viêm phụ khoa khi mang thai phải làm sao. Cụ thể như sau:

  • Trong sữa chua lên men tự nhiên có rất nhiều vi sinh cung cấp các chất kháng viêm tự nhiên cho cơ thể. Ăn sữa chua thường xuyên giúp tăng cường hệ miễn dịch và nếu có bị viêm phụ khoa thì cũng ở dạng nhẹ và chóng khỏi.
  • Thai phụ cũng có thể dùng men vi sinh nhưng phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Thường xuyên ăn tỏi trong bữa ăn cũng là một cách hay để phòng tránh và điều trị viêm âm đạo khi mang thai.
  • Tinh dầu trà cũng có khả năng đánh bật nấm và vi khuẩn trong âm đạo nhưng lại dễ gây kích ứng da. Do đó, chị em không được dùng nhiều hơn 1 – 2 giọt mỗi lần tắm và nếu bị kích ứng (da và âm đạo bị mẩn đỏ, sưng tấy) thì phải ngừng sử dụng ngay lập tức, chỉ dùng nước sạch để tắm.
  • Không nên quan hệ tình dục nếu bị viêm phụ khoa khi mang thai.
  • Không áp dụng những mẹo dân gian kém an toàn, chưa qua kiểm chứng.
  • Không sử dụng những dung dịch vệ sinh phụ nữ có mùi thơm, có độ pH cao để thụt rửa sâu bên trong âm đạo.
  • Không tắm bồn, không dùng vòi nước xịt sâu vào trong âm đạo để làm sạch.
  • Không tự ý chẩn đoán bệnh và mua thuốc về tự điều trị tại nhà mà không có sự tư vấn và hướng dẫn của bác sĩ.
  • Điều quan trọng nhất là chị em cần giữ vệ sinh vùng kín thật tốt, mặc đồ lót thoáng mát chất liệu 100% cotton.

Xem thêm : Nguyên nhân và cách điều trị viêm phụ khoa khi mang thai

Cách phòng tránh viêm phụ khoa khi mang thai

Viêm phụ khoa có thể xảy ra trước, trong và sau khi mang thai. Do vậy, cách tốt nhất là chủ động ngăn ngừa nguy cơ viêm phụ khoa, đảm bảo không bị bệnh trước khi có kế hoạch mang bầu. Dưới đây là một phương pháp phòng tránh bị viêm phụ khoa khi mang thai :

  • Ăn nhiều rau quả, uống nhiều nước, ăn 1 hũ sữa chua không đường mỗi ngày để tăng sức đề kháng cho cơ thể và duy trì độ cân bằng cho môi trường âm đạo.
  • Hạn chế ăn đường và thực phẩm ngọt.Tránh để vùng kín trong tình trạng nóng ẩm.
  • Mặc đồ lót rộng rãi, khô sạch, chất liệu cotton dễ thấm hút mồ hôi, thay quần lót từ 2 – 3 lần/ngày, tránh mặc đồ bó sát.
  • Không tắm nước nóng, không mặc quần jeans và không tắm quá lâu nếu đang bị bệnh.
  • Tránh sử dụng xà phòng, dung dịch có chất tẩy mạnh khi vệ sinh vùng kín để tránh làm thay đổi môi trường âm đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển.
  • Không dùng chất khử mùi, nếu đi bơi phải luôn nhớ giặt sạch và phơi khô đồ bơi sau khi bơi xong.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng kín sau mỗi lần đại tiện hoặc tiểu tiện bằng khăn giấy mềm, sạch, lau nhẹ nhàng từ trước ra sau.
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh stress vì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm viêm phụ khoa khi mang thai và khiến bệnh nặng hơn.

Vừa rồi là sự chia sẻ của TT ƯT- BS CKI Nguyễn Thị Huỳnh Mai về các vấn đề liên quan đến bệnh viêm phụ khoa khi mang thai. Hi vọng với nội dung bài viết trên, quý chị em đặc biệt là phụ nữ mang thai đã nắm bắt được nguyên nhân. triệu chứng, mức độ nguy hịa cũng như cách phòng tránh bệnh viêm phụ khoa.

Nếu bạn đang mang thai, bạn đang bị mắc bệnh viêm phụ khoa. Bạn chưa có thời gian đi thăm khám và điều trị. Bạn có thể liên hệ đến số 028 39 257 111- 016 8558 1111. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn giúp các bạn một cách cụ thể và chi tiết. Chúc chị em có một thai kỳ khỏe mạnh !

Xem thêm :

Viêm phụ khoa khi mang thai: Tất tật những điều mẹ bầu cần biết

Viêm phụ khoa khi mang thai – những điều bà bầu cần biết

Mắc bệnh phụ khoa khi mang thai có nguy hiểm ?

Mẹ bầu bị viêm âm đạo có ảnh hưởng đến thai nhi ?

Giải cứu “cô bé” khỏi viêm nhiễm khi mang thai

Nguyên nhân và cách điều trị viêm phụ khoa khi mang thai

Các tìm kiếm liên quan đến viêm phụ khoa khi mang thai

bị viêm phụ khoa khi mang thai 3 tháng đầu

viem am dao khi mang thai co nen dat thuoc

chua viem am dao khi mang thai

bị viêm âm đao khi mang thai 3 tháng đầu

bà bầu bị viêm phụ khoa phải làm sao

rửa lá trầu không khi mang thai

mang thai bị ngứa vùng kín

viem am dao khi mang thai 3 thang cuoi