Thai 38 tuần : Mổ được chưa , dấu hiệu chuyển dạ , lưu ý !

Tham vấn y khoa : Bác sĩ Hà Mạnh Vĩ

Thai 38 tuần lúc này đã gần kết thúc thai kỳ. Lúc này, cơ thể của mẹ đã vô cùng nặng nề, bởi thai đã phát triển khá to, tương đương với kích thước của một em bé sơ sinh. Vậy cụ thể thai 38 tuần nặng bao nhiêu, dấu hiệu chuyển dạ tuần 38 như thế nào? Thai 38 tuần mổ được chưa? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Thai 38 tuần là bao nhiêu tháng? Chỉ số thai 38 tuần

Thai 38 tuần tương đương với việc bạn mang bầu 8 tháng 2 tuần.

Các chỉ số thai 38 tuần 0 ngày như sau:

Thai 38 tuần

–          Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 86-98mm, trung bình 92mm

–          Chiều dài xương đùi (FL): 67-81mm, trung bình 336mm

–          Chu vi vòng bụng (AC): 302-317mm, trung bình 336mm

–          Chu vi vòng đầu (HC): 319-358mm, trung bình 338mm

–          Cân nặng ước tính (EEW): 2686-3786g, trung bình 3236g

Sự phát triển của thai 38 tuần

Theo các chuyên gia sản phụ khoa, thai 38 tuần đã khá gần ngày “chào đời” của các bé. Trong tuần này, em bé có thể “muốn ra ngoài bụng mẹ”, đều này hoàn toàn có thể. Bởi ở tuần thứ 38 của thai kỳ, em bé đã gần như hoàn thiện hết các chức năng, để hòa nhập với thế giới xung quanh.

Trên thực tế, hầu như các mẹ đều chuyển dạ hoặc sinh chủ động vào tuần thứ 38. Chỉ có khoảng 4, 5% thai phụ sinh vào đúng hoặc cận kề ngày dự sinh.

Xem thêm : Thai 35 tuần : Là mấy tháng , cân nặng , chỉ số thai , hình ảnh

Cụ thể sự phát triển của thai nhi ở tuần 38 thể hiện ở một số điểm sau:

Phản xạ cầm nắm

Lúc này thai nhi bắt đầu có những hành động nắm tay, mút ngón tay thường xuyên. Quá trình luyện tập thường xuyên trong bụng mẹ sẽ giúp trẻ khi chào đời biết cầm nắm tay ẹ và mút bầu sữa ngay khi chào đời.

Sự phát triển của phổi

Thai 38 tuần phổi vẫn đang tiếp tục hoàn chỉnh. Phổi giúp sản xuất nhiều các hoạt tính bề mặt, để giữ cho túi khí trong phổi không bị xẹp.

Sẵn sàng để cất tiếng khóc

Bên cạnh đó, các dây thanh âm đã được tăng cường và phát triển hơn. Điều này sẽ giúp bé cất tiếng khóc chào đời cũng như giao tiếp với bố mẹ thông qua những tiếng la khóc ngắn dài.

Não và hệ thần kinh

Bộ não bắt đầu kiểm soát các chức năng của toàn bộ cơ thể, từ hô hấp cho đến điều chỉnh nhịp tim. Thai nhi vẫn tiếp tục nhận chất béo bổ sung để điều chỉnh não và hệ thần kinh. Từ đó, gia tăng khả năng thích ứng với tất cả những tác động từ môi trường bên ngoài đang chờ đợi bé.

Nhu động ruột

Thai nhi đã biết nuốt nước ối, trong đó có cả lông măng rụng, chất sáp bã nhờn, tế bào da chết và các chất thải ra từ ruột và mật. Những hợp chất này sẽ được bài tiết ra bên ngoài dưới dạng phân su có màu xanh sẫm. Trong lần đi đại tiện đầu tiên khi chào đời của bé.

Rụng lớp lông tơ

Ở tuần thai này, lớp sáp bã nhờn của thai nhi sẽ biến mất. Lớp lông tơ mềm mượt bao phủ cơ thể bé, có tác dụng sưởi ấm thai nhi ở bên trong tử cung cũng đang dần dần rụng dần, để chuẩn bị cho ngày em bé bước ra thế giới bên ngoài.

Mọc móng chân

Thai 38 tuần nóng chân bắt đầu mọc dài ra, các mẹ có thể trông thấy rõ ở đôi bàn chân của trẻ.

Thai 38 tuần nặng bao nhiêu?

Thai 38 tuần nặng bao nhiêu? Là câu hỏi được nhiều mẹ bầu quan tâm. Trên thực tế, hầu hết các mẹ đều quan tâm đến cân nặng của thai nhi, nhất là khi càng gần ngày sinh.

Mẹ đang ở vào giai đoạn cuối thai kỳ, thai nhi lúc này có thể nặng khoảng 3kg và dài 55cm. Với cân nặng này, em bé có thể tương đương với một quả dưa hấu nhỏ hoặc một nhánh tỏi tây. Lớp mỡ chiếm phần lớn trong khối lượng cơ thể của thai nhi, có tác dụng giữ ấm cho bé sau khi trẻ được sinh ra ở môi trường bên ngoài.

Xem thêm : Thai 34 tuần : Chỉ số thai , kết quả siêu âm , nặng bao nhiêu !

Thai 38 tuần bụng căng cứng có sao không? Khi nào cần đi gặp bác sĩ

Thai 38 tuần bụng căng cứng có sao không? là lo lắng của hầu hết các mẹ bầu. Theo bác sĩ sản phụ khoa, hầu hết bà bầu những tuần cuối của thai kỳ đều gặp phải tình trạng gò cứng phần bụng. Hầu hết chị em gặp phải tình trạng này đều nghĩ rằng mình sắp sinh. Tuy nhiên, khi gặp phải triệu chứng này, chị em không nên quá lo lắng. Bởi thai 38 tuần bị căng cứng bụng có thể là do:

–          Trọng lượng và thể trạng của cơ thể mẹ: lúc này thai phát triển to, cộng với việc cân nặng của mẹ bầu tăng lên. Nên khiến chị em có cảm giác căng cứng bụng

–          Do tâm lý: Những tuần cuối của thai kỳ, mẹ bầu có cảm giác căng cứng bụng là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tâm lý căng thẳng, khiến cho các hormone thay đổi , điều này tác động trực tiếp đến suy nghĩ của em bé. Khiến bé gồng người, tạo lên những cơn gò căng cứng bụng.

–          Táo bón: là tình trạng rất thường gặp ở mẹ bầu những tháng cuối. Do tử cung đè lên hệ tiêu hóa khiến cho quá trình tiêu hóa bị ảnh hưởng .

–          Do sự mở rộng của tử cung: Ở giai đoạn này, thai phát triển mỗi lúc một nhanh, trọng lượng thai đạt mức ổn định, gây chèn ép lên các cơ quan trong bụng mẹ. Thai lớn khiến cho diện tích giữa khoang chậu, giữa bàng quang, trực tràng bị thu hẹp lại. Điều này khiến mẹ bầu cảm thấy căng cứng khó chịu.

Dấu hiệu chuyển dạ tuần 38

Như đã nói ở trên, thai 38 tuần nhiều mẹ bầu đã có thể sinh em bé. Dưới đây là một số dấu hiệu chuyển dạ tuần 38 như:

–          Bụng bầu tụt xuống thấp.

–          Bị chuột rút và đau lưng nhiều hơn.

–          Đi tiểu nhiều hơn.

–          Dịch nhầy âm đạo có sự thay đổi.

–          Thường xuyên mệt mỏi, chỉ muốn nằm.

–          Cân nặng của thai nhi không tăng thêm.

–          Thường xuyên mệt mỏi, không muốn làm gì chỉ muốn nằm.

–          Xuất hiện các cơn co thắt nhanh và mạnh, cơn đau bắt đầu từ lưng dưới, lan xuống vùng bụng dưới và xuống dưới háng và 2 chân.

–          Tần suất cơn co thắt ngày càng liên tục và đau nhức hơn. Khoảng cách giữa các cơ đau ngày càng ngắn.

Những vấn đề cần xem xét khi mang thai 38 tuần

Trong suốt tuần lễ mang thai thứ 38, mẹ bầu cần xem xét những vấn đề sau đây:

–          Lựa chọn nơi sinh.

–          Chuẩn bị những giấy tờ cần thiết cho quá trình sinh nở. Chẳng hạn như: chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, thẻ bảo hiểm y tế,…

–          Suy nghĩ tên để đặt cho em bé.

–          Liên hệ những người hỗ trợ khi bạn sinh em bé. Chẳng hạn như chồng, bố mẹ, dì, cậu, mợ,…

–          Chuẩn bị chi phí cho việc sinh nở. Bao gồm một phần tiền mặt và thẻ ATM.

–          Mua sắm những vật dụng cần thiết cho bản thân và cho em bé mới sinh.

–          Bàn với bác sĩ chuyên khoa về cách sinh em bé. Có thể là sinh thường, sinh mổ, sinh không đau.

–          Tìm hiểu những phương pháp giảm đau sau sinh, các thuốc giảm đau an toàn sau khi sinh em bé.

Lời khuyên cho bà bầu tuần 38

Khi bước vào tuần thai thứ 38, các mẹ bầu cần chú ý những vấn đề sau:

–          Hạn chế đi xa, đi du lịch vì quá trình chuyển dạ có thể khởi phát bất kỳ lúc nào.

–          Chuẩn bị tinh thần sẵn sàng, bởi bà bầu tuần 38 có thể xuất hiện dấu hiệu chuyển dạ bất cứ lúc nào. Do đó, trong tuần thai này, sản phụ cần chuẩn bị đầy đủ những vật dụng cần thiết trong và sau khi vượt cạn.

–          Đi bộ nhẹ nhàng để vận động cơ thể. Việc di chuyển sẽ giúp phần hông lắc lư liên tục, giúp đầu em bé chui vào vùng xương chậu của mẹ dễ dàng hơn và quá trình vượt cạn cũng thuận lợi hơn phần nào.

–          Giảm căng thẳng, bởi điều này có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Để khắc phục tình trạng căng thẳng, bà bầu có thể tập các bài thể dục thư giãn (như yoga, thiền định, bài tập thở). Một số phụ nữ mang thai cảm thấy thoải mái khi nghe bài nhạc yêu thích, xem phim, hoặc đọc sách.

–          Mặc quần áo rộng, thoáng mát sẽ giúp  tăng lưu lượng máu, tăng trao đổi chất và đào thải mồ hôi. Để giữ mát, thai phụ nên mặc quần áo rộng, nhẹ, uống nhiều nước, làm thoáng không gian.

–          Thực hiện bài tập Squat gồm động tác đứng lên và ngồi xuống tương tự như ngồi xổm. Bài Squat đều đặn giúp cơ thể dẻo dai, tăng cường sức khỏe cơ. Giúp làm mở xương chậu, tạo ra không gian cho phép em bé kích thích chuyển dạ.

–          Phụ nữ mang thai ở tuần 38 nên tìm hiểu các gói dịch vụ chăm sóc thai sản cho giai đoạn Chuyển dạ ở những bệnh viện uy tín để giai đoạn cực kỳ quan trọng này được diễn ra thuận lợi, an toàn cho cả mẹ và bé.

–          Tránh hút thuốc lá, uống rượu bia, cà phê.

–          Hạn chế thức khuya. Cố gắng duy trì thời gian ngủ từ 6 đến 8 giờ mỗi ngày.

–          Nhắc nhở người chồng nên dành thời gian gần bạn nhiều hơn. Đồng thời có thể đưa bạn đến cơ sở y tế kịp thời nếu khởi phát chuyển dạ.

Trên đây là những thông tin về thai 38 tuần. Hi vọng rằng, những thông tin bài viết vừa rồi đã giúp ích được cho tất cả chị em.