Thai 34 tuần : Chỉ số thai , kết quả siêu âm , nặng bao nhiêu !

Tham vấn y khoa : Bác sĩ Hà Mạnh Vĩ

Thai 34 tuần là mấy tháng? Thai 34 tuần gò cứng bụng có sao không? sự phát triển, tư thế nằm của thai 34 tuần ra sao?,…. Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Thai 34 tuần là mấy tháng?

Thai 34 tuần là mấy tháng là câu hỏi được nhiều chị em quan tâm. Bởi hầu hết các mẹ bầu đều quen tính tuần thai, chứ không mấy khi tính tuổi thai theo tháng.

Thai 34 tuần

Theo các bác sản khoa, thai 34 tuần đang ở tháng thứ 6. Chỉ còn 4-6 tuần nữa, em bé sẽ cất tiếng khóc chào đời. Ngày “lâm bồn” có thể đến sớm hoặc đến muộn hơn ngày dự sinh, tùy thuộc vào cơ địa, sức khỏe của thai và sản phụ. Chính vì vậy, ở tuần thai thứ 34, các mẹ bầu nên sẵn sàng, sắp xếp những vận dụng cần thiết đợi dấu hiệu chuyển dạ.

Chỉ số thai 34 tuần – Bảng cân nặng thai 34 tuần

Ở tuần thai này, thai nhi sẽ tăng nhanh về trọng lượng. Cân nặng của thai 34 tuần tương đương khoảng 2,2kg. Chiều dài cơ thể bé được đo từ đầu đến gót chân khoảng 45cm. Lúc này Kích thước của thai nhi tương đương với quả dưa vàng.

Lúc này thai đã khá to, nên tử cung sẽ trở nên chật chội hơn. Vì vậy, bé sẽ còn ít chỗ trống để nhào lộn, vùng vẫy, như những tuần thai trước. Tuy nhiên, số lần đạp của bé vẫn giữ nguyên, bé vẫn đạp bình thường.

Dưới đây là bảng cân nặng và chỉ số thai 34 tuần theo từng này, chị em có thể tham khảo:

Lưu ý:

Các chỉ số thai tuần 34n tuổi này được tính dựa trên số tuần tuổi cộng với ngày xê dịch trong tuần thai từ 0 – 6 ngày.

Bé có thể chênh lệch chỉ số thai nhi lớn hoặc nhỏ, không nhất thiết phải đặt đúng chỉ số đó.

Xem thêm : Thai 32 tuần : Là mấy tháng , mốc khám thai , chế độ dinh dưỡng

Các chỉ số phát triển Đường kính lưỡng đỉnh (BPD) Chiều dài xương đùi (FL) Chu vi vòng bụng (AC) Chu vi vòng đầu (HC) Cân nặng ước tính (EFW)
Tuần 34 + 0 77,9-90mm

trung bình: 8,5mm

 60-72mm, trung bình 65mm  277-326m, trung bình 302mm 297-333m, trung bình 315mm 1973-2781, trung bình 2377g
Tuần 34 + 1 83-95 mm, trung bình 89mm 60-72mm, trung bình 65mm 277-330m, trung bình 304mm 298-334m, trung bình 316mm 1999-2817, trung bình 2408g
Tuần 34 + 2 80-92mm, trung bình 86mm 61-73mm, trung bình 66mm 278-333mm, trung bình 306mm 299-335mm, trung bình 317mm 2025-2854g, trung bình 2439g
Tuần 34 +3 80-92mm, trung bình 86mm 61-73mm, trung bình 66mm 278-336mm, trung bình 308mm 300-336mm, trung bình 318mm 2051-2890g, trung bình 2470g
Tuần 34 +4 80-92mm, trung bình 86mm 61-73mm, trung bình 66mm 278-340mm, trung bình 309mm 301-338mm, trung bình 319mm 2076-2927g, trung bình 2502g
Tuần 34 +5 80-92mm, trung bình 86mm 61-73mm, trung bình 66mm 278-343mm, trung bình 311mm 302-339mm, trung bình 320mm 2102-2963g, trung bình 2533g
Tuần 34 +6 81-93 mm, trung bình 87mm 62-74mm, trung bình 67mm 279-347mm, trung bình 313mm 303-340mm, trung bình 321mm 2129-3000g, trung bình 2564g

Sự phát triển của thai 34 tuần

Như đã nói ở trên, thai 34 tuần đã gần như phát triển hoàn thiện, trừ phổi. Các bộ phận cơ thể của bé đã làm được những việc như sau:

Bé đã biết quay đầu: Đến tuần 34 các bé đã quay đầu và di chuyển xuống phía xương chậu chuẩn bị thuận lợi cho quá trình sắp sinh. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp thai 34 tuần ngôi ngược, không quay đầu. Chị em cần đi khám theo lịch hẹn để theo dõi, và nghe tư vấn của bác sĩ.

Tinh hoàn di chuyển đến bìu: Nếu bạn đang mang bầu bé trai, tinh hoàn lúc này đã được hình thành ở ổ bụng và đang trong giai đoạn di chuyển đến bìu. Trong khoảng 3 – 4% bé trai, quá trình di chuyển tinh hoàn đến bìu diễn ra lâu hơn. Do đó, các mẹ không cần phải quá lo lắng, tinh hoàn sẽ xuất hiện trước sinh nhật 1 tuổi.

Gan của bé bắt đầu thải độc: Chức năng gan của bé thời điểm này có thể tự lọc chất bẩn được, đây là dấu hiệu bé phát triển tốt.

Sản xuất hormone giới tính: Tại thời điểm này, cả hai bé trai và bé gái đều đang sản xuất rất nhiều hormone giới tính. Chính vì vậy, nhiều trường hợp sau sinh bộ phận sinh dục thường hơi sưng và có màu sẫm.

Bé biết mỉm cười: Đây là hoạt động của bé luyện cơ mặt và phản ứng lại trước những tác động từ bên ngoài, các phương pháp thai giáo bố mẹ làm.

Lớp sáp bảo vệ da dày lên: nhằm bảo vệ da bé khỏi nước ối và cung cấp chất nhầy giúp bôi trơn để sinh nở – đang dày lên ngay trong thời gian chuẩn

Bé biết phân biệt được ngày và đêm: Đồng tử của thai tuần 34 tuổi đã có thể nhận thức, phân biệt được ban ngày và ban đêm trong bụng mẹ.

Móng tay xuất hiện: Trong vòng 1 tuần phát triển, sau tuần thứ 33, móng tay của em bé cuối cùng cũng đã chạm đến đầu ngón tay.

Xem thêm : 20 + Dấu hiệu có thai tuần đầu chị em không nên bỏ qua !

Những triệu chứng của mẹ bầu khi mang thai 34 tuần

Ở giai đoạn này, thai nhi đang phát triển rất nhanh. Chính vì vậy, cơ thể mẹ bầu sẽ có nhiều thay đổi rõ rệt. Thai phụ sẽ gặp phải nhiều triệu chứng như:

Đầy hơi và khí

Khi tam cá nguyệt thứ ba đang dần về cuối, thai phụ thường xuyên gặp phải tình trạng đầy hơi. Tuy nhiên, các mẹ bầu không cần phải quá lo lắng. Vì căng thẳng sẽ chỉ làm tình trạng này trở nên tồi tệ hơn.

Táo bón

Táo bón là tình trạng rất thường gặp ở phụ nữ mang thai. Càng về những tháng cuối, tình trạng này sẽ thường xuyên gặp phải do trọng lượng thai lớn, chèn ép vào đại trực tràng gây lên táo bón.

Để tránh tình trạng này, mẹ bầu cần tăng cường ăn những thực phẩm giàu vitamin và chất xơ như: trái cây tươi, rau xanh, ngũ cốc,… Điều này sẽ giúp nhuận tràng, cải thiện tình trạng táo bón khi mang thai.

Tăng tiết dịch âm đạo

Những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu sẽ gặp phải tình trạng tăng tiết dịch âm đạo. sở dĩ gặp phải tình trạng này là do hormone thai kỳ (đặc biệt là estrogen) gây ra. Chúng làm tăng lưu lượng máu đến vùng xương chậu và kích thích màng nhầy.

Để phòng tránh viêm phụ khoa khi mang thai, chị em cần chú ý vệ sinh cơ quan sinh dục thường xuyên. Lựa chọn những loại quần lót làm từ chất liệu cotton, thoáng khí, để không cho vi khuẩn có cơ hội sinh sôi và phát triển.

Bệnh trĩ

Trong trường hợp bạn để bị táo bón kéo dài, và không có hướng khắc phục. Bạn sẽ rất dễ phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh trĩ. Đây là một trong những căn bệnh rất thường gặp, gây ra nhiều khó chịu cho mẹ bầu.

Để giảm các triệu chứng của bệnh trĩ, mẹ bầu có thể thử tập một vài bài tập Kegel. Bài tập này giúp tăng cường sự săn chắc, độ dẻo dai của các cơ vùng chậu và âm đạo, có thể giúp ích trong cải thiện bệnh trĩ.

Đau lưng

Thai càng lớn, mẹ bầu sẽ càng bị đau lưng. Có rất nhiều giải pháp để chữa trị chứng đau lưng như tăng cường vận động nhẹ, thay đổi tư thế đứng ngồi hoặc đi bộ. Lưu ý, việc ngồi một chỗ quá lâu có thể khiến lưng bạn đau hơn nữa.

Chuột rút chân

Khi thai 34 tuần, mẹ bầu sẽ thường xuyên bị chuột rút. Bởi sự gia tăng về trọng lượng thai nhi, tăng sưng, khiến mẹ bầu mệt mỏi.

Để giảm thiểu cơn đau do chuột rút gây lên, mẹ bầu hãy chườm lạnh, hoặc giữ nguyên vị trí và nắn lại từ từ khớp bị lệch.

Phù (sưng ​​ở bàn chân và mắt cá chân)

Khi bào thai trở nên to hơn, các mô cơ thể sẽ tích tụ và giữ lại chất lỏng, thai phụ có thể bị sưng ở mắt cá chân, bàn chân và ngón tay. Hiện tượng này các bà các mẹ ta thường hay gọi là “xuống máu chân”. DO đó, hãy lựa chọn cho mình những đôi dép thoải mái, ngâm chân nước ấm trước khi đi ngủ để cơ thể được thư giãn.

Rò rỉ sữa non

Khi ngày sinh đến gần, bầu vú có thể bị rò rỉ sữa non – dòng sữa màu vàng sẽ là thức uống đầu tiên của bé. Sữa rỉ ra chỉ vài giọt, nhưng nếu cảm thấy không thoải mái, thai phụ có thể dùng miếng đệm điều dưỡng.

Chị em tuyệt đối không được nặn, hút sữa ra, vì hành động này sẽ gây kích thích tử cung co bóp, ảnh hưởng đến thai nhi.

Tóc mọc nhanh

Sau khi sinh con, các mẹ thường gặp phải tình trạng rụng tóc. Tuy nhiên, trong quá trình mang bầu, tóc sẽ mọc nhanh và bóng hơn. Không chỉ có ở da đầu, tóc và lông có thể phát triển ở nhiều vị trí khác như ở cằm, ở bụng, lưng, tay chân.

Trong giai đoạn mang thai, tốt hơn hết chị em không nên thực hiện việc tẩy lông bằng hóa chất.

Khó thở

Khi bụng bầu trở nên to hơn, phổi sẽ có thể mở rộng hoàn toàn, do đó thai phụ có thể cảm thấy có gió lùa vào cơ thể, ngay cả sau khi đi vào phòng tắm. Ngủ nghiêng bên trái có thể giảm khó thở vào ban đêm.

Mất ngủ

Mất ngủ khi mang thai có thể xảy ra do lo lắng cho ngày sinh sắp tới. Hãy thử ru mình ngủ với bồn nước ấm và một cốc sữa ấm và đọc sách hoặc nghe nhạc thay vì xem TV hoặc lên mạng (những hoạt động đó có thể giúp bạn tỉnh táo).

Lời khuyên cho bà bầu mang thai 34 tuần

Thai 34 tuần đã gần kết thúc hành trình mang thai. Các chuyên gia sản khoa cho biết, những tuần cuối thai kỳ, chị em sẽ càng cảm thấy mệt mỏi, cơ thể có nhiều thay đổi đến khó chịu. Do đó, bà bầu mang thai 34 tuần cần chú ý những vấn đề sau:

Bảo vệ đôi mắt: bởi tuần thai thứ 34, mẹ bầu thường bị khô và mỏi mắt hơn các tuần trước đó. Do vậy, hãy chủ động bảo vệ đôi mắt của mình bằng việc sử dụng thuốc nhỏ mắt, hoặc đeo kính râm mỗi khi ra ngoài.

Tìm hiểu về trầm cảm sau sinh để có phương án chuẩn bị tốt nhất.

Không ăn quá nhiều muối để ngăn ngừa tăng huyết áp thai kỳ và phù nề. Một chế độ ăn ít muối (natri) trong thai kỳ sẽ giúp bà bầu hạn chế tình trạng tích trữ chất lỏng,

Duy trì thể dục đều đặn giúp cải thiện lưu thông máu và tăng cường endorphin (loại hormone đem lại cảm giác hạnh phúc). Một số loại hình hoạt động như đi bộ, bơi lội, tập yoga,… cũng giúp bà bầu tuần 34 ngủ ngon hơn và chống lại sự mệt mỏi vào ban ngày.

Vừa rồi là toàn bộ thông tin về thai 34 tuần, hy vọng rằng bài viết trên đây đã giúp ích được cho tất cả mọi người. Chúc chị em có một thai kỳ khỏe mạnh.