Thai 32 tuần : Là mấy tháng , mốc khám thai , chế độ dinh dưỡng
Thai 32 tuần là mốc quan trọng, lúc này chị em đã bước vào tam cá nguyệt cuối cùng của thai kỳ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho chị em thông tin tổng quan về chỉ số thai 32 tuần, cân nặng thai nhi 32 tuần. Hãy cùng tham khảo nhé!
Sự phát triển của thai 32 tuần
Tuần thai 32 tuần lúc này cơ thể bé đã phát triển gần như hoàn thiện như lúc chào đời. Tuy nhiên, phổi vẫn đang tiếp tục phát triển, và sẽ trưởng thành khi bước vào tuần thứ 34.
Một số cơ quan như tay, chân sẽ dần phát triển để tương xứng với vòng đầu. Thai nhi ở giai đoạn này đã biết nhắm mở mắt, nheo mắt, nhấp nháy và luyện tập điều tiết mắt. Chính vì vậy, bé có thể biết phân biệt ngày và đêm. Và biết tránh, hoặc nhắm mắt để tránh ánh nắng mặt trời khi chiếu vào bụng mẹ.
Móng chân và móng tay đã mọc lên, cùng với tóc thật, có thể nhìn thấy được qua siêu âm.
Ở tuần thai này, lớp lông mềm mượt bao phủ làn da của bé trong vài tháng qua (lông tơ) bắt đầu rụng trong tuần này.
Giai đoạn này thai nhi sẽ bắt đầu phát triển nhanh về cân nặng cũng như chiều dài. Khiến cho diện tích trong bụng của bé sẽ ngày càng chật trội hơn. Bé sẽ không còn quẫy đạp mạnh như lúc trước nhưng các mẹ vẫn có thể cảm nhận được mọi chuyển động của bé. Thông thường, trọng lượng của thai sẽ tăng khoảng 1/3 đến ½ trước khi sinh trong 7 tuần tới để chuẩn bị cho quá trình thích nghi môi trường bên ngoài tử cung.
Cân nặng thai nhi 32 tuần
Hầu hết các sản phụ đều quan tâm đến cân nặng của thai nhi qua từng tuần. Vậy cân nặng thai nhi 32 tuần là bao nhiêu. Các bác sĩ sản khoa cho biết, cân nặng tiêu chuẩn của thai 32 tuần rơi vào khoảng 1,8kg. Chiều dài từ đỉnh đầu tới gót chân trung bình khoảng 41 cm tương đương với kích cỡ của một quả bí ngô.
Ở tuần thai này, thai nhi vẫn tiếp tục phát triển nhanh về cân nặng. Vì vậy thai phụ cần tích cực bổ sung các dưỡng chất để em bé đạt trọng lượng tối đa khi sinh.
Xem thêm : 20 + Dấu hiệu có thai tuần đầu chị em không nên bỏ qua !
Thai 32 tuần – Mốc khám thai quan trọng
Như đã nói ở trên, tuổi thai 32 tuần là mốc khám thai rất quan trọng. Chính vì vậy, các mẹ bầu không nên bỏ qua thời điểm khám thai này.
Thời điểm siêu âm này, bác sỹ có thể đưa ra được các kết luận chính xác về sự phát triển của thai nhi so với tuổi thai. Nhằm có những biện pháp can thiệp kịp thời nếu thai trong tử cung bị phát triển chậm. Từ đó có thể phòng tránh được các nguyên nhân gây suy thai, ngạt sau đẻ và giúp mẹ bầu xác định được ngày sinh bé cụ thể và chính xác hơn.
Ở giai đoạn này, thường bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu siêu âm thai 4D nhằm quan sát được hình ảnh siêu âm thai 32 tuần chính xác nhất. Ngoài ra, bác sĩ sẽ làm xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu 11 thông số để kiểm tra kỹ hơn về sức khỏe của mẹ.
Đối với một số mẹ bầu có cân nặng vượt quá nhiều so với mức tăng thông thường, bác sĩ có thể chỉ định thêm việc xét nghiệm máu. Đồng thời, thông qua siêu âm để theo dõi lượng nước ối nhiều hay ít, chất lượng và đặc điểm của nước ối (đục hay trong).
Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ kiểm tra sự lưu thông máu trong dây rốn để khẳng định sự phát triển bình thường của em bé trong bào thai. Cũng ở lần siêu âm này, bác sỹ có thể xác định ngôi thai thuận hay nghịch để đưa ra lời khuyên sớm về việc phương pháp sinh phù hợp cho bạn.
Trên thực tế, tại mốc siêu âm thai 32 tuần này, ngay cả khi phát hiện thai nhi có dị tật, những điểm bất bình thường thì cũng không thể sửa chữa hay can thiệp được. Bởi lúc này thai quá lớn. Ngay cả khi kích đẻ non, thì tỉ lệ sống sót của thai nhi vẫn rất lớn, đồng thời gây nguy hiểm đến tính mạng của mẹ.
Việc khám thai ở tuần thứ 32 rất quan trọng bởi việc phát hiện những vấn đề bất thường ở thời điểm này giúp mẹ bầu cũng như gia đình chuẩn bị được tâm lý. Cũng như lựa chọn phương pháp sinh thường hay sinh mổ, để chuẩn bị chữa trị cho bé nếu có vấn đề bất thường.
Những thay đổi trong cơ thể của mẹ ở tuần 32
Thai 32 tuần là thời điểm cơ thể mẹ ngày càng thay đổi rõ rệt, việc bé đang lớn dần lên trong bụng, khiến bụng mẹ ngày càng to hơn. Làm ảnh hưởng đến việc di chuyển của mẹ bầu.
Thai phụ cũng thường xuyên có cảm giác tê các ngón tay, cổ tay, bàn tay, chân hay nhiều vị trí khác trên cơ thể. Núm vú to hơn, sẫm màu hơn. Bên cạnh đó, thai phát triển lớn đè lên dạ dày của mẹ làm cho cơ hoành và phổi bị o ép, gây ra cảm giác khó thở.
Ở giai đoạn này “cô bé” sẽ tăng tiết dịch âm đạo nhiều hơn. Do đó, chị em cần chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ để phòng tránh mắc các bệnh phụ khoa. Trong trường hợp vùng kín có mùi hôi, ngứa ngáy, khó chịu thì cần báo bác sĩ để Thời điểm này, mẹ bầu tăng tiết dịch âm đạo, vì vậy cần vệ sinh phụ khoa sạch sẽ. Nếu có cảm giác dịch có mùi hay ngứa cần đi thăm khám và điều trị ngay. Vì viêm âm đạo là một trong những nguy cơ gây sinh non cao.
Do nhu cầu thai nhi tăng lên để phát triển, mẹ bầu sẽ xuất hiện tình trạng thiếu máu, thiếu dinh dưỡng.
Xem thêm : Thai 38 tuần : Mổ được chưa , dấu hiệu chuyển dạ , lưu ý !
Thai nhi 32 tuần tuổi mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề sau
Thời điểm này, cơ thể trẻ đã phát triển khá toàn diện. Tuy nhiên, nếu trẻ sinh non vào thời điểm này sẽ gặp phải nhiều nguy cơ về sức khỏe và dinh dưỡng. DƯới đây là một số triệu chứng sinh non, mẹ bầu cần lưu ý:
Đau bụng hoặc cảm giác vùng bụng trước căng thành cơn.
Dịch tiết âm đạo bất thường: ra máu; ra dịch lỏng âm đạo, đó có thể là nước ối
Có trên 6 cơn co thắt trong vòng 1h, mỗi cơn co thắt kéo dài khoảng 30 – 45 giây. Hãy liên hệ tới bác sĩ hoặc tới bệnh viện càng sớm càng tốt. Nhất là có kèm theo chảy máu âm đạo và/hoặc đau bụng khả năng rất cao bé bị sinh non.
Thai đạp nhiều hay đạp ít, dưới 10 cử động trong vòng 2h.
Ngoài ra, nếu mẹ bầu thấy hay đau đầu; sốt; mệt mỏi, khó thở, tức ngực, ngất… thì đó cũng là những triệu chứng bất thường, mẹ bầu cần tới viện khám ngay.
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu 32 tuần
Thai 32 tuần thì cơ thể mẹ bắt đầu có xu hướng tăng cân nhanh chóng và cơ thể của bé cũng phát triển vượt trội. Do đó, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Mẹ bầu nên chú ý bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết dưới đây:
- Chất béo: axit béo như omega 3 có trong cá thu, cá hồi sẽ tốt cho sự phát triển nhanh chóng não bộ của bé và giúp bé thông minh hơn.
- Canxi: canxi có khả năng giúp trẻ phát triển hệ xương toàn diện, hạn chế các bệnh về xương khớp về sau. Để cung cấp canxi cho cơ thể mẹ bầu nên ăn hải sản, phô mai, sữa,…
- Chất xơ: nếu mẹ bầu muốn đề phòng táo bón trong giai đoạn cuối này thì hãy ăn thật nhiều rau củ giàu chất xơ như gạo lứt, bánh mì, tất cả các loại đậu, bắp, bông cải xanh,…
- Vitamin C: đây là chất dinh dưỡng không thể bỏ qua cho mẹ bầu khi thai 32 tuần. Mỗi ngày các mẹ nên bổ sung khoảng 75 mg vitamin C có trong các loại trái cây như cam, chanh, ổi. bưởi,…
- Chất đạm: giúp bé tăng cân nhanh chóng lên đến 200 gram mỗi tuần. Các mẹ hãy bổ sung nguồn đạm bằng các thức ăn: cá, trứng, sữa, bơ, đậu,… Khi thai được 32 tuần tuổi thì lượng đạm mẹ cần mỗi ngày khoảng 75 – 100 gram.
- Sắt: nếu mẹ không cung cấp đủ sắt cho cơ thể sẽ có nguy cơ cao sinh non hoặc trẻ nhẹ cân sau khi sinh. Thêm vào đó, sắt còn giúp cơ thể mẹ sản xuất nhiều máu giúp nuôi dưỡng thai nhi thế nên việc bổ sung thật nhiều chất sắt là việc rất cần thiết. Một số loại thực phẩm cung cấp chất sắt dành cho mẹ bầu như trứng, rau muống, gan, thịt nạc,…
- Uống thật nhiều nước mỗi ngày. Tốt nhất là nên uống vào ban ngày để không ảnh hưởng giấc ngủ ban đêm.
Trên đây là toàn bộ thông tin về thai 32 tuần, chỉ số cân nặng và một số lưu ý chế độ ăn cho mẹ bầu tuần thai thứ 32. Hi vọng rằng bài viết vừa rồi đã giúp ích được cho tất cả chị em.