[ Giải đáp ] : Xét nghiệm ung thư cổ tử cung như thế nào ?
Ngày cập nhật :28/07/2020
Tầm soát ung thư cổ tử cung là điều cần thiết giúp chị phát hiện bệnh sớm, tránh những biến chứng nguy hiểm. Vậy xét nghiệm ung thư cổ tử cung như thế nào? Độ tuổi xét nghiệm ung thư cổ tử cung; xét nghiệm Pap có đau không? Tất cả sẽ có trong bài viết sau.
Xét nghiệm ung thư cổ tử cung như thế nào?
Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phụ khoa phổ biến và gây tử vong cao hàng đầu ở phụ nữ. Bệnh thường không có triệu chứng ở giai đoạn sớm. Khi triệu chứng xuất hiện, thông thường là lúc ung thư đã phát triển, khó điều trị. Do đó, tầm soát ung thư cổ tử cung là phương pháp phòng bệnh rất hiệu quả. Để phát hiện kịp thời và có giải pháp điều trị ở những giai đoạn sớm của bệnh.
Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến xét nghiệm ung thư cổ tử cung như thế nào? Nhằm giúp chị em hiểu rõ hơn những ưu điểm của việc tầm soát ung thư. Lựa chọn các phương pháp tầm soát ung thư hiệu quả và chính xác nhất.
Tầm soát ung thư cổ tử cung – Xét nghiệm ung thư cổ tử cung là gì?
Trước khi tìm hiểu xét nghiệm ung thư cổ tử cung như thế nào cần hiểu xét nghiệm ung thư cổ tử cung là gì? Theo TTUT – BS phụ khoa Nguyễn Thị Huỳnh Mai, phòng khám ĐKQT HCM. Xét nghiệm ung thư cổ tử cung (xét nghiệm PAP) là thử nghiệm tế bào cổ tử cung. Giúp chẩn đoán chính xác 96% bệnh nhân có mắc ung thư này không.
Xét nghiệm Pap thực hiện trên các chị em khi có những dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư cổ tử cung. Ví dụ như: âm đạo chảy máu bất thường, cơ thể mệt mỏi, đau phần bụng dưới… Nếu như không có bất kì dấu hiệu nào chị em cũng nên xét nghiệm Pap ít nhất 1 lần. Để có thể tầm soát ung thư cổ tử cung hiệu quả.
Độ tuổi nên xét nghiệm ung thư cổ tử cung
Ở Việt Nam, tỷ lệ ung thư cổ tử cung ở phụ nữ không chỉ đang tăng cao qua các năm mà còn có xu hướng trẻ hóa. Theo bác sĩ Mai, độ tuổi nên xét nghiệm ung thư cổ tử cung từ năm 21 tuổi. Tần suất thực hiện sẽ phụ thuộc vào tuổi và tiền sử bệnh của mỗi người. Cụ thể như sau:
- Phụ nữ trong độ tuổi từ 21- 29 nên sàng lọc 3 năm/lần.
- Phụ nữ từ 30 – 65 tuổi nên thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung. Và xét nghiệm HPV cùng lúc 5 năm/lần.
- Phụ nữ từ 65 tuổi trở lên không cần sàng lọc nếu không có tiền sử ung thư cổ tử cung. Và có 3 kết quả xét nghiệm Pap smear bình thường liên tiếp. Hoặc có hai kết quả xét nghiệm Pap smear và HPV bình thường liên tiếp trong giai đoạn 10 năm.
- Phụ nữ nếu đã từng phẫu thuật cắt bỏ tử cung toàn phần. Và không có tiền sử ung thư cổ tử cung thì không cần sàng lọc.
- Phụ nữ đã tiêm vắc-xin phòng HPV nên thực hiện sàng lọc tương tự như phụ nữ chưa tiêm vắc-xin.
- Một số trường hợp cần sàng lọc thường xuyên gồm những người đã từng bị ung thư cổ tử cung. Dương tính với HIV hoặc suy giảm hệ miễn dịch.
Sàng lọc ung thư cổ tử cung – Các phương pháp xét nghiệm ung thư cổ tử cung
Để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung, chị em phải khám phụ khoa định kỳ ở các cơ sở y tế chuyên khoa. Nếu trong quá trình thăm khám, nếu phát hiện những dấu hiệu của ung thư cổ tử cung. Lúc đó, bệnh nhân sẽ được chỉ định làm xét nghiệm để kiểm tra có mắc ung thư hay không. Hiện nay, có các phương pháp xét nghiệm ung thư cổ tử cung sau:
- Pap Smear: Đây là phương pháp quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh ung thư cổ tử cung. Đồng thời còn được sử dụng trong sàng lọc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung. Khi kết quả bình thường, có nghĩa là chưa bị ung thư cổ tử cung. Nếu Pap Smear bất thường, có thể bị viêm hoặc ung thư. Khi đó phải soi hoặc/và sinh thiết cổ tử cung để chẩn đoán mô bệnh học.
- Xét nghiệm HPV DNA: Xét nghiệm này có thể được làm cùng với xét nghiệm Pap hoặc làm như riêng. Tuy nhiên, phụ nữ dưới 30 tuổi thường không được xét nghiệm HPV. Vì rất nhiều người trong nhóm tuổi này nhiễm HPV tạm thời và sẽ khỏi mà không cần điều trị.
Ngoài 2 xét nghiệm trên, còn có những phương pháp chẩn đoán ung thư cổ tử cung khác. Ví dụ như soi bàng quang, soi cổ tử cung, soi trực tràng…
Tầm soát ung thư cổ tử cung ở nữ giới – Xét nghiệm ung thư cổ tử cung như thế nào?
Tầm soát ung thư tử cung là cụm từ quen thuộc với các chị em. Thế nhưng ít ai biết rõ xét nghiệm ung thư cổ tử cung như thế nào. Theo đó, người bệnh sẽ được các bác sỹ tiến hành theo một quy trình như sau:
- Khám lâm sàng
- Khám phụ khoa, soi cổ tử cung
- Thực hiện các xét nghiệm máu đánh giá tình trạng sức khỏe
- Thực hiện các xét nghiệm Pap smear và HPV. Trong đó, xét nghiệm Pap giúp phát hiện sớm ung thư hoặc tế bào bất thường có thể dẫn tới ung thư cổ tử cung. Còn xét nghiệm HPV giúp phát hiện tình trạng nhiễm HPV, có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung.
- Bác sĩ sẽ đọc kết quả và tư vấn cho người bệnh cách điều trị.
Tầm soát ung thư cổ tử cung như thế nào? – Xét nghiệm Pap có đau không?
Qua câu trả lời trên, các chị em có thể hình dung xét nghiệm ung thư cổ tử cung như thế nào. Vậy xét nghiệm Pap có đau không? Bác sĩ Mai cho hay, xét nghiệm Pap đơn giản, nhanh chóng và hoàn toàn không đau. Tuy nhiên, trong quá trình làm xét nghiệm bạn sẽ thấy hơi khó chịu. Nhưng điều này sẽ qua nhanh chóng khi xét nghiệm kết thúc. Do đó, chị em không nên quá lo lắng về vấn đề đau khi làm xét nghiệm. Cần tiến hành sớm để phát hiện kịp thời ung thư cổ tử cung.
Chẩn đoán ung thư cổ tử cung – Tầm soát ung thư cổ tử cung bao lâu có kết quả?
Việc tầm soát ung thư đã trở nên phổ biến hiện nay. Thế nhưng, rất nhiều chị em còn lo lắng nhiều vấn đề xoay quanh tầm soát ung thư. Xét nghiệm ung thư cổ tử cung như thế nào; tầm soát ung thư cổ tử cung bao lâu có kết quả?… Riêng về vấn đề tầm soát có đau không thì chị em không quá lo lắng. Với sự tiến bộ khoa học kĩ thuật hiện nay, tất cả những xét nghiệm đều có kết quả trong 1 ngày.
Nếu kết quả là bình thường thì bạn không có dấu hiệu bị ung thư cổ tử cung. Nếu kết quả bất thường, như vậy có nghĩa là các tế bào cổ tử cung có vấn đề. Lúc này bác sĩ sẽ tư vấn đề bạn được khám chuyên sâu hơn. Từ đó xác định nguyên nhân gây bệnh và có hướng điều trị tốt nhất.
Bên cạnh đó, xét nghiệm Pap cũng có thể phát hiện thấy dấu hiệu của nhiễm trùng. Tuy nhiên, để chính xác hơn bác sĩ yêu cầu bạn thực hiện các xét nghiệm khác. Nếu phát hiện nhiễm trùng, sẽ đưa ra phác đồ điều trị kịp thời.
Xét nghiệm Pap – Lưu ý trước khi xét nghiệm ung thư cổ tử cung
Trước khi tiến hành tầm soát ung thư cổ tử cung nói chung hay thực hiện xét nghiệm PAP. Người bệnh cần phải ghi nhớ những lưu ý trước khi xét nghiệm ung thư cổ tử cung sau:
- Thời gian hợp lý khi đi xét nghiệm là sau khi sạch kinh 3 – 5 ngày.
- Trường hợp bạn đang bị viêm nhiễm hay đang đặt thuốc điều trị viêm âm đạo. Nếu cần thiết phải làm xét nghiệm có thể trì hoãn đến lần sạch kinh của tháng tiếp tới.
- Không quan hệ trong 24 – 58 giờ trước khi thực hiện xét nghiệm. Vì hoạt động tình dục sẽ gây ra trầy xước ở cổ tử cung. Điều này sẽ làm thay đổi chất lượng của các tế bào mẫu, khiến cho kết quả không chính xác.
- Không dùng kem bôi âm đạo, thuốc men, băng vệ sinh hay thụt rửa âm đạo trong 24 – 48 giờ trước khi thực hiện xét nghiệm. Bất kì một tác động nào vào âm đạo sẽ che khuất những tế bào bất thường. Có thể gây nên một kết quả Pap smear không chính xác.
Trên đây là những thông tin về xét nghiệm ung thư cổ tử cung như thế nào? Độ tuổi xét nghiệm ung thư cổ tử cung; xét nghiệm Pap có đau không? Hy vọng đã giúp chị em hiểu rõ hơn vai trò của việc tầm soát ung thư cổ tử cung. Từ đó phòng bệnh và bảo vệ sức khỏe của bản thân.