[ Thai 6 tuần tuổi ] : Phát triển như thế nào , có tim thai chưa ?

Tham vấn y khoa : Bác sĩ Hà Mạnh Vĩ

Thai 6 tuần tuổi là thời điểm mà hầu hết các mẹ bầu đã nghe được nhịp tim của thai nhi. Đây là những tuần đầu trong tam cá nguyệt thứ nhất của chu kỳ. Vì thế, hầu hết chị em đều hồi hộp muốn biết thai nhi của mình phát triển như thế nào. Làm sao để thai kỳ của mình phát triển một cách khỏe mạnh. Cùng 2khoe tìm hiểu nhé !

Thai 6 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Thai nhi lúc này của các bạn còn khá là nhỏ, bé có kích thước chỉ bằng 1 hạt đậu giao động khoảng 0,6cm.

Giai đoạn này, hai bán cầu của bé phát triển một cách mạnh mẽ. Ruột thừa và tuyến tụy của thai cũng đã xuất hiện. Một đoạn ruột của bé sẽ phát triển thành dây rốn có mạch máu riêng biệt để mang các chất dinh dưỡng vào nuôi cơ thể.

Lúc này, thai nhi cũng đã vào tử cung của người mẹ và đã có tim thai. Bàn tay, bàn chân của bé bắt đầu nhô ra từ cánh tay và cẳng chân, có hình dáng giống như mái chèo. Các đường nét trên khuôn mặt của bé cũng đã bắt đầu rõ nét.

thai 6 tuần tuổi

Nếu bạn đi siêu âm, bạn sẽ được bác sĩ cho nghe nhịp tim đập của bé. Đồng thời nhìn thấy màu mắt, tĩnh mạch nhỏ và mũi của bé.

Mắt của bé giống như 2 đốm đen nhỏ, chiếm 25 % diện tích khuôn mặt. Phần mắt của bé sẽ bị che bởi nếp gấp mí mắt. Lỗ mũi của bé cũng đã xuất hiện. Tuy nhiên, vị trí của đôi mắt vẫn còn khá xa nhau và hướng về phần thái dương.

Xem thêm : [ Thai 36 tuần ] : Đau bụng lâm râm có sao không , chỉ số thai !

Những thay đổi của người mẹ khi thai được 6 tuần tuổi

Chắc chắn một điều, có không ít chị em vẫn còn cảm thấy bỡ ngỡ, chưa quen trước sự xuất hiện của thiên thần nhí. Vì thế, cảm xúc và tâm lý của mẹ bầu cũng bị thay đổi ít nhiều.

Bên cạnh đó, đây cũng là thời điểm  mẹ bầu bị ốm nghén. Khiến cho cơ thể của người mẹ mệt mỏi và khó chịu hơn so với bình thường.

Thai 6 tuần tuổi, đồng nghĩa với việc cơ thể của người mẹ có những thay đổi sau:

  • Thai phụ bắt đầu có cảm giác ốm nghén, chán hay thèm ăn.
  • Khứu giác trở nên nhạy bén hơn
  • Chị em thường xuyên buồn đi tiểu nhất là về đêm
  • Cảm xúc thay đổi thất thường. Lúc vui, lúc buồn khác nhau
  • Vùng ngực bắt đầu bị sưng và căng tức
  • Thường xuyên có cảm giác bụng bị chướng và nặng ở phía dưới bụng
  • Cơ bị mỏi, đôi khi bị chuột rút.

Thai 6 tuần tuổi có tim thai chưa?

Khi biết bản thân mình mang thai,  ngoài việc chờ đợi những cú đạp đầu tiên của con thì việc lắng nghe nhịp thai đối với mẹ cũng là một trải nghiệm vô cùng thú vị. Vì thế, thai 6 tuần tuổi có tim thai hay chưa là vấn đề mà mẹ bầu nào cũng quan tâm.

Thực tế, thai 6 tuần tuổi, khi đi siêu âm người mẹ sẽ được bác sĩ cho nghe nhịp đập đầu tiên của thai kỳ. Tuy nhiên, tùy vào cơ địa, chu kỳ kinh của mỗi thai phụ mà có thể thai 6 tuần tuổi vẫn chưa có tim thai. Nhưng hầu hết thai nhi 6 tuần tuổi đều đã có tim thai.

Xem thêm : [ Bật mí] 20+ Hiện tượng có thai sớm nhất khi chưa đến kỳ kinh !

Mẹ bầu cần và nên làm gì khi thai nhi 6 tuần tuổi?

Thai 6 tuần tuổi là thời kỳ khá nhạy cảm đối với cả thai nhi với thai phụ. Vì thế, để giảm thiểu tình trạng ốm nghén mệt mỏi ở cơ thể mẹ, cung cấp đầy đủ dưỡng chất để thai nhi phát triển một cách khỏe mạnh. Các mẹ bầu cần phải đặc biệt lưu ý đến các vấn đề sau:

  • Chế độ dinh dưỡng

Tuần thứ 6 thai kỳ, axit folic là chất dinh dưỡng rất cần thiết và quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi.

Nếu như thai phụ không cung cấp đủ hàm lượng axit folic sẽ khiến thai nhi bị dị tật cột sống, thai chậm phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ.

Do đó, để giúp thai nhi phát triển một cách khỏe mạnh và đầy đủ nhất. Mẹ bầu nên ăn những loại thực phẩm sau: thịt bò; thịt gà; ngũ cốc; các loại đậu; cải bó sôi; xúp lơ; trứng gà; cá hồi,….

Bên cạnh đó mẹ bầu cũng nên ăn nhiều rau xanh, trái cây để giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng. Đồng thời phòng ngừa được bệnh táo bón trong suốt thai kỳ.

Nếu muốn chiều dài phôi thai 6 tuần tuổi phát triển nhanh. Mẹ bầu nên bổ sung các loại vitamin cần thiết cho cơ thể.  Tuy nhiên bổ sung loại vitamin nào, chị em nên có sự tham khảo từ bác sĩ chuyên khoa.

  • Biện pháp làm giảm cơn nghén

Để xoa dịu cảm giác buồn nôn mẹ bầu nên chia nhỏ các bữa ăn. Hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, gia vị hay đồ chiên.

Nên thỏa mãn những cơn thèm ăn ở trong chừng mực để đảm bảo cho sức khỏe

Nếu tình trạng ốm nghén trở nên gay gắt, chị em cần tới gặp bác sĩ ngay để được bác sĩ hướng dẫn chế độ ăn uống phù hợp và đảm bảo.

  • Vận động

Khoa học đã chứng minh, trong thời kỳ mang thai nếu mẹ bầu tập luyện nhẹ nhàng và điều độ sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho thai nhi cũng như sức khỏe của thai phụ. Cụ thể như:

Hạn chế chứng giãn tĩnh mạch, mệt mỏi và phù nề cũng như táo bón

Duy trì cơ bắp cho thai phụ

Giảm thiểu chứng đau thắt lưng , cải thiện dáng đi cho người mẹ

Giúp thai phụ tăng hấp thu năng lượng

Giúp mẹ thư giãn có giấc ngủ ngon

Ngoài ra mẹ bầu cũng cần bổ sung đầy đủ 2 lít mỗi ngày. Thời kỳ này mẹ bầu có thể uống nước lọc, nước cam. Tuyệt đối không được uống nước có ga, đồ uống có cồn hoặc nước dừa, nước rau má,… bởi đây đều là những đồ uống không tốt có thể khiến thai phụ bị xảy thai.

Thai 6 tuần tuổi bị ra máu có nguy hiểm không?

Thai 6 tuần tuổi ra máu có nguy hiểm không? Đây là hiện tượng rất nhiều mẹ bầu gặp phải. Điều này khiến cho mẹ bầu lo lắng bất an. Theo như các bác sĩ chuyên sản khoa, thai 6 tuần tuổi là thời kỳ thai nhi đang hình và chưa ổn định hết. Nếu như người mẹ không có chế độ dinh dưỡng ổn định, thường xuyên căng tahnwgr và mệt mỏi dễ khiến bản thân bị sảy thai. Ra máu trong thời kỳ đầu mang thai là một trong những dấu hiệu cho thấy thai nhi phát triển không ổn định, có khả năng bị sảy.

Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không nên lo lắng quá, khi thấy vùng kín của mình bị ra máu. Tốt nhất mẹ bầu cần đến cơ sở y tế để bác sĩ tiến hành thăm khám. Bởi ra máu khi thai nhi 6 tuần tuổi do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Cụ thể:

  • Mang thai 6 tuần bị ra máu có thể do nội mạc tử cung chưa thích nghi với phôi thai nên có sự co bóp nhẹ gây ra tình trạng ra máu nhẹ, lượng máu ít nên không quá nguy hiểm.
  • Chị em đang bị viêm nhiễm phụ khoa, vùng kín (âm đạo, cổ tử cung, tử cung… bị viêm nhiễm và tổn thương). Hiện tượng này nếu được xử trí sớm cũng sẽ hạn chế những biến chứng và ảnh hưởng đến thai nhi nên chị em cũng không nên quá lo lắng.
  • Dịch máu được giải phóng từ nang hoàng thể thai nghén dẫn đến tình trạng ra máu nhẹ, ít nên không ảnh lớn đến sức khỏe của mẹ và bé.
  • Biểu hiện của sẩy thai, tử cung co bóp và đẩy phôi thai ra ngoài dẫn đến tình trạng chảy máu âm đạo. Tình trạng này rất nguy hiểm và thường kèm theo biểu hiện ra nhiều máu, ra máu ồ ạt, đau bụng dữ dội… Với tình trạng này cần được xử trí sớm để hạn chế sự nguy hiểm đến tính mạng.

Thai 6 tuần tuổi là thời điểm rất quan trọng và nhạy cảm đối với cả thai phụ và thai nhi. Vì thế để đảm bảo cho một thai nhi khỏe mạnh, phát triển toàn diện, sức khỏe của người mẹ ổn định. Chị em cần phải xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng, chế độ nghỉ ngơi khoa học và hợp lí. Bên cạnh đó, cần phải thăm khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa.

Nếu thấy bản thân có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, chị em hãy nhanh chân đến cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ thăm khám.

Vừa rồi là những thông tin liên quan đến thai 6 tuần tuổi. Hy vọng sẽ giúp chị em có những kiến thức cần thiết trong việc chăm sóc thai nhi để bản thân có một thai kỳ khỏe mạnh.