[ Thực đơn cho bà bầu ] : 3 tháng đầu , giữa , cuối , 1 tuần !
Dinh dưỡng trong suốt thai kỳ vô cùng quan trọng, giúp ích cho sự phát triển của bé. Đồng thời, hạn chế những dị tật trong thời kỳ bào thai và giảm thiểu nguy cơ bị béo phì, tiểu đường thai kỳ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho mẹ bầu thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Cùng 2khoe tìm hiểu nhé !
Bật mí thực đơn cho bà bầu đầy đủ chất dinh dưỡng
Bà bầu nên ăn gì? Thực đơn đầy đủ dinh dưỡng cho bà bầu ra sao? Luôn là nỗi lo lắng của nhiều chị em. Nỗi lo lắng này sẽ lớn hơn đối với những mẹ bầu mang thai lần đầu.
Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà cho biết: Phụ nữ mang thai cần thêm 15% năng lượng so với những người bình thường để đủ chất dinh dưỡng nuôi dưỡng cơ thể và bào thai trong bụng.
Mục tiêu: Tổng cân nặng khi mang thai cần tăng thêm 8-12kg (dành cho những phụ nữ có BMI từ 18 đến 23) .Trong đó,
3 tháng đầu thai kỳ ↑ 1-2kg.
3 tháng giữa thai kỳ ↑ 3-4kg.
3 tháng cuối ↑ 5-6kg.
Đối với những chị em đang mang thai, thực đơn hàng ngày cho bà bầu cần đảm bảo, ngày đủ 3 bữa:
Ăn sáng: bà bầu có thể dùng phở, bún, cháo, súp, bánh mì, bánh nậm,bánh canh… tùy theo khẩu vị của mình nhưng tuyệt đối không nên bỏ bữa sáng.
Bữa chính gồm có:
- 4 đến 6 chén cơm ( hoặc mỳ, khoai, ngô đổi bữa…);
- 50-60gr thịt (bò hoặc heo hay gà …);
- 70-100gr cá hoặc tôm hoặc cả hai;
- 100gr đậu hủ;
- 1 đến 2 bát canh rau, củ, quả;
- 300 đến 500gr trái cây;
- 2 đến 3 thìa cà phê dầu ( lạc, mè, gạo, oliu…);
- 2 đến 3 ly sữa bột hoặc sữa tươi, sữa tự pha như sữa đậu nành, sữa bắp, sữa gạo…
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo: có thai mỗi ngày nên sử dụng 6 đơn vị sữa và chế phẩm sữa, tương đương 30g phô mai (2 miếng phô mai), 200ml sữa chua (2 hộp sữa chua) và 200ml sữa dạng lỏng (2 ly sữa nhỏ).
Dưới đây là một vài thực đơn cho bà bầu theo từng giai đoạn của thai kỳ, chị em có thể tham khảo:
Xem thêm : [ Thai 37 tuần ] : Là mấy tháng , chỉ số thai , bảng cân nặng
Thực đơn hàng ngày cho bà bầu 3 tháng đầu
Giai đoạn mới mang bầu, hầu hết chị em đều vô cùng lo lắng cho sự phát triển của thai nhi. Đây cũng chính là giai đoạn hình thành các cơ quan, tổ chức của thai nhi như tủy sống, não, tim, phổi, gan… nên thực đơn hàng ngày cho bà bầu cần ăn tăng cường các thực phẩm giàu đạm như: trứng, sữa, thịt,…
Như đã nói ở trên, thời kì đầu của thai kỳ rất quan trọng để phát triển cấu tạo các cơ quan của bé. Vì vậy, mẹ bầu nên đảm bảo đầy đủ dưỡng chất như protein, lipit (cá, thịt, đậu, dầu), canxi, sắt, axit folic, thực phẩm giàu sắt như huyết, gan, thận, trứng, đậu đỏ, rau dền đỏ, đu đủ chín, nhờ…, thực phẩm giàu canxi như cá, sữa, tôm, cua, đậu tương, …, các loại vitamin, khoáng chất có trong rau, củ, quả chín.
Tuy nhiên, giai đoạn này, mẹ bầu lại rất hay bị ốm nghén. Nhiều mẹ bầu không ăn uống được gì, thậm chí còn bị sút nếu không cố gắng ăn uống. Các chuyên gia khuyên rằng, dù mệt mỏi bà mẹ mang thai trong 3 tháng đầu cố gắng tạo cho mình sự thoải mái về tinh thần và cố gắng ăn uống đầy đủ để có thể đảm bảo sức khỏe của mẹ và sự phát triển của con.
Dưới đây là một số gợi ý thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu, mẹ bầu có thể tham khảo:
Thực đơn cho bà bầu 1
- Bữa sáng (7h):
Bánh giầy nhân đậu
1 quả sapoche
Bữa phụ (9h30):
1 trái chuối tiêu
1 ly sữa
- Bữa trưa (12h):
Cơm
Nấm hương xào bông cải xanh
Cá diêu hồng chiên sốt cà
Canh sườn
- Bữa phụ (15h):
Khoai lang
Sinh tố cà rốt
- Bữa tối (18h):
Cơm
Thịt bò xào cần tỏi
Rau muống xào
Canh rau dền thịt băm
- Bữa phụ (20h):
Bánh mì chả
1 ly sữa
Thực đơn cho bà bầu 2
- Bữa sáng (7h):
Bánh mì kẹp trứng
1 ly sữa bầu
- Bữa phụ (9h30):
Ngô luộc
Bưởi.
- Bữa trưa (12h):
Cơm
Tôm rang
Thịt gà kho gừng
Canh mướp nấu.
- Bữa phụ (15h):
Bánh bao
1 ly sữa bầu
- Bữa tối (18h):
Cơm
Thịt chân giò luộc
Đậu phụ chiên giòn
Canh rau ngót thịt bằm
Chuối tiêu
- Bữa phụ (20h):
Xúc xích
Táo tây.
Xem thêm : [ Thai 6 tuần tuổi ] : Phát triển như thế nào , có tim thai chưa ?
Thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa (mang thai tháng thứ 3 đến hết tháng thứ 6)
Ở giai đoạn này, thai nhi đang bắt đầu phát triển hệ xương. Chính vì vậy, mẹ bầu cần tăng cường bổ xung các loại thực phẩm giàu canxi như: vậy mẹ nên chú ý ăn các thực phẩm giàu canxi, kẽm như: tôm, cua, trứng, sữa, thủy sản,…
Ba tháng giữa thai kỳ, các triệu chứng ốm nghén sẽ giảm dần. Do đó, mẹ bầu cần tăng cường ăn uống nhiều hơn. Ở giai đoạn này, mẹ bầu có thể sẽ tăng thêm 1-2kg mỗi tháng, trọng lượng thai nhi khoảng 540gr. Giai đoạn này mẹ sẽ cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn, các triệu chứng ốm nghén giảm và có thể hết hẳn nên thuận lợi cho việc cung cấp và hấp thụ các chất dinh dưỡng, mẹ bầu có thể tăng 1 đến 2kg mỗi tháng, thai nhi khoảng 640gr.
Dưới đây là gợi ý thực đơn cho bà bầu 3 tháng tháng giữa thai kỳ:
Bữa sáng cho bà bầu
– Bánh mì nguyên cám
– Trứng
– Salad trái cây
– Một ly sữa
Thực đơn cho bà bầu bữa trưa
– Cơm
– Salad trộn với trứng cắt khoanh.
– Vài lát thịt gà nướng
– Đậu gà hoặc đậu tây, dầu và giấm trộn,
– Sandwich
– Nếu cảm thấy bụng đối có thể dùng thêm sữa chua, và vài miếng trái cây
Gợi ý cho bữa tối
Mì ống sốt marinara
Salad trộn
Nếu thèm ngọt, mẹ bầu có thể ăn thêm bánh pudding học mẫu socola đắng.
Nguyên tắc mẹ bầu cần nhớ và thực hiện trong 3 tháng giữa thai kỳ:
– Ăn thêm nhiều thực phẩm giàu canxi để bảo vệ cho hệ xương mẹ và phát triển xương bé;
– Bổ sung thức ăn chứa i ốt, phốt pho (rong, tảo,thịt nạc, xương…);
– Uống nhiều nước, tránh ăn mặn để ngăn ngừa phù, tránh ăn quá ngọt đề phòng bị đái tháo đường trong thai kỳ;
– Ăn thêm rau quả tươi để cung cấp vitamin và ngừa táo bón; (Tham khảo: Những loại trái cây tốt cho bà bầu)
– Ăn thực phẩm giàu sắt (gan, huyết, thịt nạc …) để ngừa thiếu máu, thiếu sắt, uống viên sắt và vitamin theo chỉ dẫn của bác sĩ;
– Tránh ăn thực phẩm ôi thiu, sống và dễ gây dị ứng ngăn ngừa sẩy
– Hạn chế dùng hải sản có nhiều thủy ngân (cá biển như cá ngừ…);
– Hạn chế thực phẩm nhiều chất béo, thức ăn nhiều dầu (đồ chiên rán), tránh tăng cân quá mức sẽ gây khó khăn khi sinh.
Trong 3 tháng giữa nhu cầu dinh dưỡng cần đặc biệt chú trọng cho sự phát triển nhanh mạnh của bé và tăng cân của mẹ vì vậy thực đơn cho bà bầu cần phải hợp lí. Có thai 3 tháng giữa, năng lượng cung cấp tăng thêm 250 kcal/ngày, để đơn giản mẹ nên nhớ tương đương 1 chén cơm và thức ăn cần ăn thêm nhé.
Thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối
3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn tốc độ phát triển cân nặng của thai nhi nhanh nhất, thai nhi phát triển mạnh cuối tháng thứ 7 và cân nặng khoảng 1.230gr, đến tháng cuối thai nhi tăng lên 3000gr. Những tuần cuối thai kỳ, mẹ bầu có thể tăng từ 4 đến 5 kg trong 3 tháng cuối.
Vì vậy, mẹ bầu cần duy trì chế độ ăn uống tốt, đảm bảo vệ sinh, hợp lý để cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển hoàn thiện của bé và chuẩn bị sức khỏe cho mẹ để sinh nở.
Thực đơn 1
Bữa sáng: Miến lươn, nước cam.
Bữa phụ sáng: hạnh nhân, chuối.
Bữa trưa: Cơm – bông bí xào tôm – canh rau khoai nấu tôm – cá thu sốt cà chua.
Bữa phụ trưa: Bánh mì phô mai, sữa chua.
Bữa tối: Cơm – canh rau mồng tơi nấu thịt – thịt kho tàu – rau lang xào tỏi.
Bữa phụ tối: Súp cua, sữa.
Thực đơn 2
Bữa sáng: Bún, nước ép trái cây.
Bữa sáng phụ: nho khô, sữa.
Bữa trưa: Cơm – thịt bò xào đậu – canh rau dền – đậu nành sốt cà.
Bữa phụ trưa: Chè đậu đỏ cốt dừa – hạt hạnh nhân.
Bữa tối: Cơm – canh mồng tơi nấu tôm – đậu cove xào nấm – sườn kho.
Bữa phụ tối: Thanh long – sữa chua.
Thực đơn 3
Bữa sáng: Phở bò – nước ép dưa hấu.
Bữa phụ sáng: Hạt óc chó, sữa chua.
Bữa trưa: Cơm – cải bẹ trắng xào tỏi – sườn xào chua ngọt – canh chua cá lóc.
Bữa phụ trưa: Sinh tố trái cây.
Bữa tối: Cơm – canh rau dền nấu tôm – thịt bò xào rau cần – cá bống kho tiêu.
Bữa phụ tối: chè đậu đen cốt dừa, sữa.
Thực đơn 4
Bữa sáng: Cháo gà – sữa hạt.
Bữa phụ sáng: khoai lang sấy, sữa chua.
Bữa trưa: Cơm – bông cải xanh xào thịt bò – canh bí đỏ nấu sườn non – đậu phụ hấp.
Bữa phụ trưa: Súp cua, táo.
Bữa tối: Cơm – canh rau biển nấu sườn – rau lang luộc – mực chiên mắm.
Bữa phụ tối: sữa, bánh mì.
Lưu ý: Thời gian này cơ thể mẹ bầu ngày một nặng nề do bụng to, không nên ăn quá no.
Trên đây là toàn bộ thông tin về thực đơn cho bà bầu, hi vọng rằng, những gợi ý trên đây đã giúp ích được cho tất cả chị em. Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh.