[ Tổng hợp ] Các xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung
Ngày cập nhật :28/07/2020
Tầm soát ung thư cổ tử cung là một trong những xét nghiệm mà bất kể chị em phụ nữ nào đều cần thực hiện để kiểm tra. Giúp chị em có cái nhìn toàn diện về sức khỏe, giúp ngăn ngừa và điều trị ung thư cổ tử cung kịp thời. Vậy các xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung là gì? Tất cả sẽ có trong bài viết sau.
Các xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung
Tầm soát ung thư cổ tử cung là phương pháp xét nghiệm sàng lọc sớm ung thư cổ tử cung. Các xét nghiệm sàng lọc này cho phép phát hiện những thay đổi ở tế bào cổ tử cung . Những thay đổi này tuy diễn biến chậm nhưng có thể là nguyên nhân gây ra ung thư cổ tử cung.
Để xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung, chị em cần lưu ý những vấn đề sau:
- Nên thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung trong khoảng 14 ngày sau khi kết thúc kỳ kinh gần nhất.
- Không xét nghiệm khi đang đặt thuốc hoặc điều trị viêm nhiễm phụ khoa.
- Kiêng quan hệ tình dục khoảng 24 – 58 tiếng trước khi thực hiện xét nghiệm. Để tránh những tổn thương cho cổ tử cung.
- Không dùng những loại kem bôi trơn âm đạo. Bởi nó có thể che khuất những tế bào bất thường trước khi đi xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung
Vậy các xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung là gì? Hãy tìm hiểu ngay sau đây.
Tầm soát ung thư cổ tử cung – Pap smear
Trong các xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung thì Pap Smear là xét nghiệm phổ biến nhất. Xét nghiệm Pap smear nhằm phát hiện tế bào bất thường ở cổ tử cung của người phụ nữ. Từ đó xác định xem có các tế bào tiền ung thư hay không. Theo khuyến cáo của các bác sĩ, phụ nữ từ 21 tuổi trở lên nên làm xét nghiệm Pap 3 năm 1 lần.
Xét nghiệm Pap Smear được chỉ định cho những trường hợp sau:
- Kiểm tra định kì cho tất cả chị em phụ nữ đã có quan hệ tình dục.
- Khi phụ nữ khám phụ khoa thấy xuất hiện những tổn thương trong cổ tử cung.
- Khi có những yếu tố nghi ngờ ung thư cổ tử cung. Ví dụ như: xuất huyết âm đạo bất thường, xuất hiện dịch âm đạo bất thường kèm theo những vấn đề về phụ khoa…
Ưu điểm của xét nghiệm Pap smear là nhanh, đơn giản, không đau. Có thể phát hiện sớm dấu hiệu của ung thư cổ tử cung để can thiệp kịp thời. Tuy nhiên Pap Smear đơn thuần dễ bỏ sót vì tỉ lệ âm tính giả cao. Không phát hiện được nhiễm HPV nguy cơ cao gây ung thư.
Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung – Liqui-Prep Pap
Xét nghiệm Liqui-Prep Pap Test đã được Cơ quan Quản lý thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấp chứng nhận năm 2004. Phương pháp này hiện đang ứng dụng hơn 50 quốc gia trên toàn thế giới.
Ưu điểm của xét nghiệm Liqui-Prep có thể phát hiện ung thư cổ tử cung đến 70-95%. So với phương pháp Pap Smear truyền thống, Liqui-Prep Pap Test là bước cải tiến vượt bậc. Thông qua công nghệ chuyển tế bào có kiểm soát bằng màng lọc giúp làm tăng độ nhạy và độ đặc hiệu trong việc phát hiện các tế bào tiền ung thư. Đặc biệt là ung thư tế bào biểu mô tuyến, một loại tế bào ung thư rất khó phát hiện.
Sàng lọc ung thư tử cung – Xét nghiệm HPV
HPV là một trong các xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung mang đến hiệu quả chính xác. Tuy nhiên xét nghiệm này không cho bạn biết liệu mình có mắc ung thư cổ tử cung hay không. Thay vào đó xét nghiệm HPV sẽ cho bạn phát hiện ra virus gây ra bệnh ung thư cổ tử cung.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo nên thực hiện bộ đôi xét nghiệm Pap smear (hoặc Pap liquid) và HPV test. Để việc tầm soát đạt kết quả cao nhất. Nếu HPV(-) và PAP(-) khoảng cách giữa 2 lần tầm soát có thể kéo dài từ 3-5 năm.
Xét nghiệm HPV được chỉ định cho những trường hợp sau:
- Những phụ nữ từ 30 tuổi trở lên nên làm xét nghiệm HPV định kì.
- Để chẩn đoán sự lây nhiễm HPV có thể dựa vào sự xuất hiện của các mụn cóc vùng sinh dục. Với trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ cần xem xét để chẩn đoán. Các loại virus HPV có kèm theo mụn cóc sinh dục thường không phải là loại dẫn đến ung thư.
- Trường hợp phụ nữ bị nhiễm HPV gây ung thư có thể sớm được phát hiện nhờ vào việc kiểm tra Pap bất thường. Đây chính là cách để bác sĩ có thể tìm thấy ung thư cổ tử cung do virus HPV hoặc các thay đổi báo trước bệnh ung thư cổ tử cung.
Xét nghiệm Pap – Soi cổ tử cung
Soi cổ tử cung không phải là một xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung. Soi cổ tử cung được làm để thu thập thêm nhiều thông tin hơn sau khi có kết quả xét nghiệm Pap bất thường. Nếu kết quả soi cổ tử cung bình thường, thì khả năng bạn bị ung thư là rất thấp. Tuy nhiên, bác sĩ vẫn sẽ cho bạn tiếp tục thực hiện xét nghiệm Pap trong một thời gian nữa.
Trước khi tiến hành soi cổ tử cung, chị em cần lưu ý những vấn đề sau:
- Bạn nên xếp lịch soi cổ tử cung sau khi kết thúc chu kì kinh nguyệt khoảng 7 ngày. Việc sắp xếp lịch này sẽ giúp bác sĩ lấy mẫu thử sạch hơn.
- Tránh dùng băng vệ sinh, thụt rửa âm đạo, hay kem bôi âm đạo trong vòng 24 tiếng. Chị em cũng nên tránh quan hệ tình dục trong khoảng thời gian này.
- Vào ngày hẹn xét nghiệm, bác sĩ sẽ khuyên bạn uống acetaminophen (paracetamol) hay thuốc giảm đau khác trước đó. Hãy mang theo băng vệ sinh để dùng sau khi soi cổ tử cung nếu bạn bị chảy máu ít. Hãy nhờ ai đó đi cùng để họ chở bạn về sau khi thực hiện xét nghiệm.
Xét nghiệm ung thư cổ tử cung – Phương pháp VIA
Bên cạnh các xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung trên, chị em có thể tham khảo phương pháp VIA. Đây là phương pháp quan sát cổ tử cung với dung dịch axit Axetic 3 đến 5% bằng mắt thường. Theo đó, bác sĩ sẽ dùng dung dịch acid acetic loãng từ 3 đến 5% bôi vào cổ tử cung. Dung dịch này sẽ làm đông kết protein tế bào tiền ung thư. Tạo phản ứng trắng trên bề mặt cổ tử cung và có thể quan sát bằng mắt thường.
Cách đọc kết quả VIA được quy định như sau”
- Kết quả âm tính. Không có tổn thương bắt màu trắng acetic hoặc bắt màu nhạt như polyp, viêm, nang Naboth.
- Kết quả dương tính. Có những vùng bắt màu rõ, nét, ranh giới rõ. Có thể kèm khí hư, tổn thương mụn cóc.
- Kết quả nghi ngờ ung thư. Nhìn thấy rõ những khối sùi như bắp cải, loét, rỉ nước hoặc chảy máu khi đụng vào.
Test VIA có những ưu điểm đơn giản, đánh giá ngay khi làm test, giá thành thấp. Vì vậy, có thể sử dụng VIA như một xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung. Nhằm phát hiện những trường hợp nghi ngờ có tổn thương tiền ung thư để chuyển đến các tuyến cao hơn. Nơi bệnh nhân có thể được xét nghiệm tế bào học, soi cổ tử cung, sinh thiết và điều trị thích hợp.
Cách tầm soát ung thư cổ tử cung – Chủng ngừa HPV
Bên cạnh tiến hành các xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung, các bác sĩ cũng khuyến cáo chị em nên đi tiêm phòng vắc xin phòng HPV. Việc tiêm phòng giúp hệ miễn dịch cơ thể nhận diện và tiêu hủy virus HPV. Tại Việt Nam, vắc xin phòng HPV được chỉ định tiêm cho nữ giới trong độ tuổi từ 9 – 26 tuổi. Vắc xin có hiệu quả kéo dài lên đến 30 năm.
Trên đây là những thông tin về các xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung. Hy vọng với bài viết trên, chị em sẽ nắm vững kiến thức về tầm soát ung thư cổ tử cung. Chủ động trong việc phòng bệnh, cũng như tầm soát bệnh sớm nhất.