[ Bật mí ] : 23 Dấu hiệu có bầu ( mang thai ) dễ nhận biết nhất !

Tham vấn y khoa : Bác sĩ Hà Mạnh Vĩ

Mang thai là niềm hạnh phúc của tất cả chị em phụ nữ sau khi đã lập gia đình. Tuy nhiên làm thế nào để nhận biết được dấu hiệu có bầu. Dấu hiệu mang thai 2 tuần bao gồm những gì. Mẹo nhận biết có thai hay dấu hiệu có thai sớm nhất khi chưa đến kỳ kinh.

Trên thực tế, có nhiều chị em đã mang bầu được 2-3 tháng nhưng lại không biết bản thân mình mang thia. Vì thế, để giúp chị em nhận biết sớm thiên chức làm mẹ của mình. Trong nội dung bài viết dưới đây chúng tôi xin tổng hợp và cung cấp đến quý chị các dấu hiệu của phụ nữ mang thai. Hãy cùng theo dõi chị em nhé!

Sau quan hệ bao lâu chị em có dấu hiệu của người mang bầu?

Sau quan hệ bao lâu chị em có thể mang bầu là thắc mắc của rất nhiều cặp đôi đang mong ngóng có em bé. Theo bác sĩ Vũ Thị Thanh Dung- BS CK II Sản phụ khoa, với hơn 30 năm công tác trong nghề cho biết: Nếu như chị em quan hệ tình dục đúng vào thời điểm trứng rụng thì khả năng mang thai là rất cao. Bởi trứng và tinh trùng có thể gặp nhau trong vòng vài phút  đến 12 giờ sau khi quan hệ và xuât stinh.

dấu hiệu có bầu

Trứng và tinh trùng kết hợp với nhau sẽ tạo thành hợp tử. Hợp tử này sẽ nhanh chóng di chuyển đến ống dẫn trứng để phát triển thành phôi nang. Gặp điều kiện thuận lợi, phôi nang sẽ nhanh chóng di chuyển vào tử cung để hình thành nên phôi thai.

Như vậy, sau khi quan hệ tình dục từ 6-10 ngày. Nữ giới sẽ có dấu hiệu của người mang thai.

Tuy nhiên, mỗi người sẽ có một cơ địa khác nhau. Vì thế, dấu hiệu nhận biết có thai sớm ở mỗi người sẽ có sự khác biệt. Hơn nữa, một số triệu chứng của phụ nữ mang thai sớm lại giống với triệu chứng khi sắp đến ngày đèn đỏ như: Ngực căng tức; cơ thể mệt mỏi,… Vì thế, có không ít chị em bị nhầm lẫn.

Có phải ai mang bầu trong giai đoạn đầu đều có biểu hiện giống nhau?

Thực tế, cùng một người nhưng mỗi lần mang thai lại có các dấu hiệu triệu chứng khác nhau. Vì thế, không phải ai mang bầu trong giai đoạn đầu cũng đều có dấu hiệu giống nhau.

Có người khi vừa mới mang bầu đã có những dấu hiệu cụ thể rõ ràng. Nhưng cũng có người lại không có dấu hiệu hoặc dấu hiệu gần giống với ngày “dâu rụng”. Vì thế, có nhiều chị em mang bầu đến tháng thứ 2 hoặc tháng thứ 3 mới biết mình mang bầu. Nhất là những chị em có chu kỳ kinh nguyệt không ổn định.

Do đó, để biết chính xác bản thân mình đã có em bé hay chưa. Sau quan hệ tình dục từ 6-10 ngày, chị em có thể dùng que thử để kiểm tra hoặc đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, siêu âm và làm xét nghiệm.

Bác sĩ Dung cho biết: Khi có thai chị em có thể nhận biết thông qua các triệu chứng điển hình và không điển hình dưới đây:

Xem thêm : Thai 30 tuần : Là mấy tháng , nặng bao nhiêu , hình ảnh siêu âm

11 dấu hiệu có bầu điển hình

Ngoài việc thăm khám, làm xét nghiệm khi có bầu chị em thường có các dấu hiệu điển hình sau:

1. Chậm kinh hoặc mất kinh

Đây là dấu hiệu dễ nhận biết nhất giúp chị em biết chính xác mình có thai hay không.

Chu kỳ kinh nguyệt của bạn vốn ổn định, nếu sau quan hệ mà chu kỳ kinh nguyệt của bạn bị chậm từ 5-7 ngày mà chưa thấy tín hiệu. Bạn hãy mua que thủ về kiểm tra ngay nhé. Bởi đây là 1 trong những dấu hiệu cho biết bạn đã mang thai.

Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp, chậm kinh do mắc bệnh phụ khoa, bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc do tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc kháng sinh dài ngày. Để biết chính xác mình có mang thai hay không khi chu kỳ kinh bị chậm.  Ngoài việc mua que thử về kiểm tra, chị em nên thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

2. Vú bị đau và căng tức

Mang thai nội tiết tố sẽ thay đổi. Vì thế kích thước, màu sắc của vòng 1 cũng sẽ thay đổi theo.

Nếu bạn thường xuyên có cảm giác ngực bị đau giống như kim châm hoặc ngứa ran ở ngực, đặc biệt là ở núm vú, rất có thể bạn đang mang thai.

3. Ốm nghén

Ốm nghén ở đây được thể hiện qua 2 hiện tượng đó là nôn nghén và không bị nôn nghén. Hiện tượng ốm nghén có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào trong ngày. Có thể là buổi sáng, buổi trưa hay buổi tối.

Hiện tượng này diễn ra chủ yếu ở những tháng đầu của thai kỳ sau đó, giảm dần và mất hẳn. Tuy nhiên cũng có chị em ốm nghén đến tận lúc sinh.

Bên cạnh những chị em bị ốm nghén, thường xuyên có cảm giác buồn nôn, muốn nôn là những chị em không có dấu hiệu này.

4. Đi tiểu thường xuyên

Mang thai sẽ khiến lượng máu trong cơ thể gia tăng. Khiến cho thận phải xử lí cũng như tạo lượng nước tiểu để bổ sung rồi đổ vào bàng quang. Vì thế, bạn có thể thấy bản thân đi tiểu nhiều lần hơn bình thường.

Khi gặp hiện tượng này, chị em không nên nhịn tiểu hoặc uống nước ít đi vì rất có thể làm nhiễm trùng viêm đường tiết niệu.

5. Mệt mỏi

Nồng độ nội tiết tố progesterone trong cơ thể nữ giới sẽ tăng cao. Điều này khiến cho cơ thể của chị em luôn trong trạng thái mệt mỏi.

Hơn nữa, ở những tuần đầu của thai kỳ, thai nhi sử dụng chất dinh dưỡng từ cơ thể của người mẹ để phát triển. Nếu như cơ thể người mẹ không được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất. Người mẹ sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, dễ bị streess hoặc căng thẳng kéo dài.

Những lúc như thế này, mẹ bầu nên ăn những thực phẩm giàu tính sắt, hay các loại hoa quả tươi giàu vitamin C. Tuyệt đối không được uống nước uống có ga. Kết hợp với những bài tập thể dục nhẹ nhàng kèm mát xa và thư giãn.

Xem thêm : Thai 28 tuần : Là mấy tháng , nên ăn gì , chỉ số thai và lưu ý !

6. Máu báo thai- dấu hiệu chuẩn xác có thai 100 %

Sau khi trứng kết hợp với tinh trùng để tạo thành phôi thai. Trong khoảng thời gian 1-2 tuần, chị em sẽ thấy xuất huyết âm đạo bất thường. Tuy nhiên, không phải chị em nào khi mang thai đều có triệu chứng này.

Hiện tượng chảy máu âm đạo chỉ diễn ra từ 1-2 ngày, với lượng máu rất ít, màu máu thường nhạt hơn so với máu của kinh nguyệt. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là bởi khi trứng được thụ tinh, lớp niêm mạc ở thành tử cung sẽ bị bung ra. Từ đó dẫn đến hiện tượng chảy máu âm đạo hay còn gọi là máu báo có thai.

7. Chuột rút

Đây là hiện tượng phổ biến mà mẹ bầu sẽ gặp phải 1 vài lần trong suốt thai kỳ của mình.

Khi thai nhi phát triển, tử cung của thai phụ sẽ ngày 1 to lên và đè lên các mạch máu ở chi dưới khiến cho mẹ bầu thường bị chuột rút.

Do đó, để hạn chế tình trạng bị chuột rút, trong suốt quá trình mang thai, thai phụ nên bổ sung các dưỡng chất giàu canxi trong bữa ăn hàng ngày. Thêm vào đó, chị em nên vận động nhẹ nhàng và xoa bóp thường xuyên

8. Đau lưng

Khi có thai, tử cung sẽ phát triển để chuẩn bị cho việc mang thai khiến chị em sẽ cảm nhận được các cơn đau ở vùng sống lưng, đặc biệt khi thai nhi lớn dần, những cơn đau lưng cũng sẽ xảy ra thường xuyên hơn.

9. Thường xuyên buồn ngủ

Mang thai, hàm lượng progesterone sẽ tăng cao khiến cho năng lượng bên trong của thai phụ bị mất cân bằng. Khiến năng lượng cơ thể bị tiêu hao. Từ đó, làm cho nữ giới  luôn cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ.

10. Dễ đạt khoái cảm khi quan hệ

Khoa học đã kiểm chứng, một trong những dấu hiệu cho thấy nữ giới đã mang thai là khi quan hệ tình dục với bạn tình chị em rất nhanh sẽ đạt được khoái cảm.

Thực tế, khi bạn quan hệ với chồng vào thời điểm đang rụng trứng, lại dễ đạt khoái cảm trong mỗi cuộc yêu sẽ khiến tử cung của nữ giới co bóp mạnh, tạo điều kiện cho tinh trùng dễ dàng di chuyển vào sâu tử cung.

11. Vòng 2 bắt đầu to lên

Khi tinh trùng đã di chuyển được vào tửu cung của nữ giới gặp trứng để thụ thai. Sau 2-3 tuần quan hệ, chị em sẽ thấy vòng 2 của mình bắt đầu lớn dần lên.  Bởi lúc này phôi thai đã hình thành và phát triển, tử cung của thai phụ sẽ phải tăng lên để phù hợp với kích thước của thai nhi.

12 Dấu hiệu mang thai nhưng không điển hình

Bên cạnh những dấu hiệu- triệu chứng điển hình kể trên. Khi có thai, chị em còn có các dấu hiệu không điển hình như:

1. Đầy bụng, khó tiêu

Đây là dấu hiệu mang thai sớm mà nhiều bạn gặp phải. Đầy hơi, chương bụng, khó tiêu thậm trí là hay ợ chua là sự thay đổi của dạ dày. Nhìn đồ ăn muốn ăn nhưng lại không ăn được vì dạ dày đang biểu tình. Tuy nhiên nó khá giống với hiện tượng đau dạ dày nên để loại trừ bạn có thể đến các cơ sở chuyên khoa để kiểm tra.

2. Chóng mặt

Chóng mặt là một trong những dấu hiệu phổ biến mà phụ nữ mang thai nào cũng sẽ gặp phải.

Nguyên nhân là do khi mang thai, lượng máu trong cơ thể thai phụ sẽ tăng lên gấp đôi. Khiến cho chị em cảm thấy khó chịu.

3. Táo bón

Dấu hiệu tiếp theo trong các dấu hiệu cho thấy chị em mang thai chính là bị táo bón thai kỳ.

Phụ nữ có thai thì hàm lượng hormone và nồng độ nội tiết tố progesterone sẽ thay đổi và tăng cao. Khiến cho bạn bị đầy hơi kèm theo hiệng tượng bị táo bón.

Bên cạnh đó, khi thai nhi lớn dần sẽ chèn ép đến khu vực bàng quang, tăng áp lực ở vùng xương chậu. Và gây ra hiện tượng táo bón khi mang thai.

4. Trở nên nhạy bén với các mùi vị

Nếu mũi của bạn trở nên nhạy cảm hơn với các mùi vị. Từ yêu mùi nước hoa trở nên ghét bỏ. Thì đây là một trong những triệu chứng của phụ nữ đã mang thai.

Thường phụ nữ mang thai ở tháng đầu của thai kỳ, nội tiết tố nữ Estrogen tăng lên khiến mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn với những mùi xung quanh. Nó thường khiến chị em cảm thấy khó chịu, tạo cảm giác buồn nôn khi ngửi thấy những mùi này.

5. Khí hư tiết ra nhiều

Thông thường những tháng đầu của thai kỳ, nồng độ hormone và nội tiết tố của nữ giới sẽ thay đổi. Khiến cho khí hư ra nhiều hơn so với bình thường, khí hư sẽ có màu trắng đục.

Nếu chị em thấy khí hư của mình ra nhiều, không kèm thêm các triệu chứng bất thường. Chị em tuyệt đối không được thụt rửa âm đạo, tránh để làm mất độ cân bằng pH ở đây.

6. Tóc bị rụng và bị gẫy thường xuyên

Tam cá nguyệt đầu tiên của thai kì, nội tiết tố của thai phụ sẽ bị thay đổi để thích nghi với sự xuất hiện của thai nhi. Vì thế sẽ khiến thai phụ bị rụng tóc. Vì thế, để biết mình có mang thai hay không, chị em có thể căn cứ vào triệu chứng này.

7. Bất tỉnh tạm thời

Dấu hiệu này thường xuất hiện ở khoảng tuần thứ 8 đến tuần thứ 10 của thai kì. Lúc này thai nhi đã phát triển mạnh vì thế, tim của thai phụ cũng sẽ đập mạnh và nhanh. Khiến cho thai phụ bị rối loạn nhịp tim và đánh trống ngực.

Bên cạnh đó, khi mang thai, tốc độ bơm máu cũng như lượng máu di chuyển trong cơ thể thai phụ tăng lên khá là nhanh. Nhưng hệ thống tin mạch của thai phụ đôi khi trật nhịp. Vì thế, sẽ khiến thai phụ bị hoa mắt và chóng mặt.

8. Đau bụng dưới âm ỉ

Đau bụng dưới âm ỉ là một trong những dấu hiệu mà chị em không nên bỏ qua. Bởi khi trứng bắt đầu làm tổ sẽ khiến chị em có cảm giác đau âm ỉ vùng bụng. Tuy nhiên các cơn đau này không xuất hiện thường xuyên, một ngày chị em chỉ bị đau từ 1-3 lần. Hiện tượng này sẽ chấm dứt khi chị em ở tuần thứ 6 của thai kì.

9. Ợ nóng

Sự thay đổi nồng độ hormone của cơ thể khi mang thai có thể khiến cho van giữa dạ dày và thực quản của bạn trở nên thư giãn. Điều này khiến axit dạ dày bị trào ngược dẫn đến ợ nóng.

Nếu rơi vào tình trạng này, bạn nên chia nhỏ bữa ăn, ngồi thẳng sau ăn để giảm nhẹ cảm giác khó chịu.

10. Tăng nhịp tim

Thực tế là vào khoảng tuần thứ 8 – 10 của thai kỳ, tim của bạn có thể bắt đầu đập nhanh hơn và mạnh hơn. Tình trạng đánh trống ngực và rối loạn nhịp tim là dấu hiệu phổ biến trong thai kỳ. Điều này là do hormone gây ra.

Do đó, nếu nhận thấy dấu hiệu này bạn nên đi khám càng sớm càng tốt để xác định chính xác liệu bạn có mang thai hay không hay là đang gặp phải vấn đề sức khỏe nào khác.

11. Da ửng hồng, bóng dầu, nổi mụn

Sự kết hợp giữa thể tích của máu và  nồng độ hormone tăng cao. Làm cho lượng máu qua các mạch nhiều hơn. Khiến các tuyến dầu của cơ thể hoạt động quá mức. Điều này có thể làm cho làn da của bạn ửng hồng và bóng dầu. Mặt khác, tình trạng da đổ quá nhiều dầu cũng là nguyên nhân khiến bạn nổi mụn trứng cá.

12. Âm đạo sậm màu hơn bình thường

Khi mang thai, lưu lượng máu trong cơ thể thai phụ tăng lên. Khiến âm đạo và nhũ hoa đậm màu hơn. Đây cũng là dấu hiệu mang thai tháng đầu nhiều người gặp phải.

Trong nhiều trường hợp, biểu hiện này sẽ biến mất sau vài tháng thai kỳ đầu. Tuy nhiên, với nhiều người, nó chỉ biến mất sau khi đứa trẻ ra đời.

Chị em nên làm gì khi biết mình có thai

Nếu bạn có một trong các triệu chứng nêu trên. Các bạn cần phải:

Thăm khám tại cơ sở y tế chuyên khoa uy tín

Bác sĩ sẽ kiểm tra cân nặng, đo nhịp tim, huyết áp…. Đồng thời kiểm tra xem thai đã vào tử cung hay chưa.

Bên cạnh đó,  phòng tránh nguy cơ mang thai ngoài tử cung. Cũng như phát hiện ra các biến chứng có thể xảy ra trong thai kỳ.

Làm Xét nghiệm

Ngoài việc thăm khám tổng quát, siêu âm. Chị em cần phải làm xét nghiệm cần thiết như: xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu…

Thông qua hình thức xét nghiệm sẽ giúp chị em phát hiện sớm ra các bệnh lây truyền như viêm gan siêu vi B; rubela…. Từ đó có xử lí kịp thời và hiệu quả.

Bổ sung vitamin tổng hợp

Việc bổ sung vitamin trong thời kỳ  mang thai được coi là chìa khóa giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh. Nhất là  acid folic rất quan trọng đối với thai nhi, giúp phòng tránh dị tật ở thai nhi.

Theo bác sĩ chuyên khoa: chị em nên bổ sung 400 microgam axit folic mỗi ngày. Tuy nhiên sử dụng loại thuốc nào cần phải có sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.

Xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học phù hợp

Thời gian đầu mang thai, thai phụ sẽ lấy dinh dưỡng trực tiếp từ cơ thể của người mẹ. Vì thế để cung cấp đủ dưỡng chất cho thai nhi, cũng như phòng tránh hiện tượng hoa mắt chóng mặt. Chị em nên bổ sung những thực phẩm có hàm lượng: Axit folic; Sắt; Protein; Canxi cao như: Súp lơ; Xà lách; Cải bẹ xanh; Họ hàng nhà đậu; trái cây họ cam; Trứng gà; Cá hồi; Sữa chua; Thịt bò; Rau cải bó xôi,…

Bên cạnh những thực phẩm mà chị em cần phải bổ sung. Chị em cũng cần phải kiêng các loại thực phẩm sau: mướp đắng, nước dừa, rau ngót, cá kiếm, cá ngừ xanh, cá thu…Những loại thực phẩm này có ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của thai nhi, thậm chí gây xảy thai.

Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý

Mẹ bầu cần cố gắng ngủ đủ giấc, khoảng 7 – 8 giờ mỗi ngày, và giấc ngủ phải thật chất lượng.

Để có một đêm ngon giấc, bạn hãy tránh xa cà phê, trà trước khi ngủ 4 giờ, không uống nhiều nước sau 20h, vận động vừa sức vào ban ngày để giúp cơ thể thư giãn, dễ ngủ vào ban đêm.

Bên cạnh đó, một giấc ngủ trưa ngắn cũng rất cần thiết, giúp mẹ bầu mau hồi phục sức khỏe, giảm căng thẳng, mệt mỏi.

Luôn giữ trạng thái thư giãn trong suốt thai kỳ

Mẹ bầu có thể làm bất cứ điều gì miễn bạn cảm thấy thật sự thoải mái và thư giãn. Những phương pháp thư giãn như tập thiền, yoga, đọc sách, nghe nhạc,… Sự căng thẳng không những làm ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn mà còn làm giảm khả năng sinh sản.

Khám sức khỏe định kỳ

Chị em nên đến cơ sở y tế để khám thai và chuẩn bị các kiến thức, kỹ năng thực hành chăm sóc bản thân và thai nhi một cách tốt nhất.

Nhìn chung dấu hiệu có bầu ở mỗi chị em là khác nhau. Không phải chị em nào mang thai đều có tất cả các dấu hiệu nêu trên. Nếu thấy bản thân mình có một trong các dấu hiệu kể trên, chị em có thể mua que về thử. Sau đó đến cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ tiến hành thăm khám, siêu âm và làm xét nghiệm. Từ đó, có chế độ dinh dưỡng phù hợp, giúp bản thân có một thai kỳ khỏe mạnh.