Mang thai 12 tuần nên khám gì , nhịp thai , chỉ số thai nhi !
Thai 12 tuần được coi là dấu mốc quan trọng nhất trong tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ. Vì thế, thai 12 tuần phát triển như thế nào. Cơ thể người mẹ thay đổi ra sao. Mẹ bầu nên làm gì khi thai nhi 12 tuần tuổi…..Là những vấn đề mà các mẹ bầu đặc biệt quan tâm.
Đây là tuần cuối cùng trong chu kỳ 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Giai đoạn này thai phụ chuẩn bị bước sang một chu kỳ mới của quá trình mang thai.
Hơn nữa, các triệu chứng ốm nghén của thai phụ bắt đầu thuyên giảm. Vì thế, chị em cần phải chuẩn bị cho một sự đột biến năng lượng trong những tuần tiếp theo để có một thai kỳ khỏe mạnh.
Thai 12 tuần có gì mới ?
Thai 12 tuần tuổi kích thước giao động khoảng 7,6 cm và nặng khoảng 15 gram. Các khớp xương của bé đã trở nên cứng cáp hơn. Các bộ phận trên cơ thể của bào thai cũng đã dần hoàn thiện. Tế bào thần kinh của bé phát triển khá là nhanh. Các ngón tay, ngón chân đã tách biệt, không còn dính như trước. Em bé đã bắt đầu có những động tác tập thể dục nhỏ ở bên trong cơ thể người mẹ.
Các bộ phận trên khuôn mặt của bé cũng đã gần như là hoàn thiện. Cơ quan tiêu hóa của bé cũng phát triển khá là tốt. Các chất dinh dưỡng đang được ruột tiếp nhận thông qua dây rốn. Thận cũng đã có khả năng bài tiết nước tiểu.
Đặc biệt hơn, cơ quan sinh dục của bé cũng đang hoàn thiện dần. Lúc này các bác sĩ có thể chuẩn đoán được giới tính của thai nhi. Tuy nhiên, việc chẩn đoán vẫn chưa thể chính xác 100 %.
Giai đoạn này, nhịp tim của thai nhi cũng đập nhanh gấp 3 lần so với những tuần trước. Người mẹ có thể dễ dàng cảm nhận và nghe được tim thai của con mình.
Xem thêm : [ Bật mí ] : 23 Dấu hiệu có bầu ( mang thai ) dễ nhận biết nhất !
Cơ thể của người mẹ thay đổi như thế nào khi thai nhi 12 tuần tuổi?
Khi mang thai cơ thể của người mẹ có sự thay đổi về nội tiết các hormone sẽ bị xáo trộn. Vì thế, cơ thể của người mẹ sẽ có những thay đổi theo từng tuần của thai kỳ.
Thai 12 tuần, nồng độ hormone trong cơ thể của người mẹ dần ổn định. Các triệu chứng của ốm nghén của thai phụ cũng mất dần. Vì thế, cơ thể của người mẹ cũng có sự thay đổi đáng kể.
Ở tuần cuối của tam cá nguyệt đầu tiên dịch âm đạo của thai phụ sẽ tiết ra nhiều hơn. Tuy nhiên đây là dấu hiệu sinh lý bình thường, chị em không cần phải quá lo lắng. Chị em chỉ cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ, giữ cô bé luôn khô thoáng để phòng tránh nguy cơ bị viêm nhiễm phụ khoa.
Bên cạnh đó, mẹ bầu còn có những thay đổi sau:
- Tăng cân nhanh hơn những tuần trước một ít.
- Tăng sắc tố da, còn được gọi là nám.
- Xuất hiện quầng thâm quanh hai núm vú.
- Ngực mềm hoặc đau.
- Bạn sẽ giảm bớt số lần đi tiểu trong ngày.
- Giảm triệu chứng nghén.
- Không còn mệt mỏi nhiều như những tuần trước nữa.
- Ăn ngon miệng hơn, thèm ăn một số món nhất định.
- Táo bón có phần giảm đi so với những tuần trước.
Đặc biệt ở tuần này, thai phụ đã cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều. Chị em không còn lo lắng về nguy cơ sẩy thai. Vì thế, tinh thần của chị em được tự do, không áp lực.
Mẹ bầu nên làm gì khi thai 12 tuần tuổi?
Để chào đón tam nguyệt thứ 2 của thai kỳ. Khi thai được 12 tuần tuổi, mẹ bầu nên làm những việc sau:
- Mẹ bầu nên mặc quần áo thoáng rộng, không quá khít để có cảm giác thoải mái hơn.
- Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể như: ăn nhiều trái cây và rau quả, thịt nạc và chất đường bột có độ ngọt không quá cao. Ăn sữa chua và sữa dành cho bà bầu, có chứa protein, canxi và những khoáng chất.
- Sử dụng kem chống nắng mỗi khi đi ra đường để hạn chế tác động tiêu cực của tia tử ngoại.
- Tuần 12 có thể nói là thời điểm thích hợp để bắt đầu thực hiện các bài tập Kegel. Bài tập này nhằm tăng cường sức khỏe cho cơ quan sinh dục nữ.
Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần phải tránh làm một số việc sau:
- Không nên ăn quá nhiều thực phẩm có hàm lượng tinh bột, hàm lượng đường quá cao để tránh trường hợp bị tiểu đường thai kỳ.
- Tuyệt đối không được tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc kháng sinh nào khi chưa có sự tư vấn của bác sũ chuyên khoa
- Kiêng rượu bia, thuốc lá
- Tránh không làm việc nặng nhọc
- Nên ngủ đủ giác, hạn chế thức khuya
- Không được để stress kéo dài.
Khi thấy bản thân có các dấu hiệu bất thường dưới đây. Thai phụ cần nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ tiến hành thăm khám:
- Âm đạo chảy máu bất thường
- Trên da xuất hiện nhiều đốm đỏ
- Bụng bị đau dữ dội
- Bị chuột kéo dài cả ngày
Xem thêm : Thai 30 tuần : Là mấy tháng , nặng bao nhiêu , hình ảnh siêu âm
Thai 12 tuần tuổi cần thăm khám những gì?
Thai 12 tuần tuổi là một trong những cột mốc quan trọng. Vì thế, mẹ bầu không được bỏ qua mốc khám này.
Đối với thai nhi 12 tuần tuổi. Thai phụ cần phải thăm khám, siêu âm cũng như làm các xét nghiệm cần thiết sau:
Siêu âm thai nhi
Siêu âm là một trong những kiểm tra bắt buộc và vô cùng quan trọng khi thai nhi đạt tuần thứ 12.
Ở giai đoạn này, có một thông số vô cùng có ý nghĩa đến sự phát triển của bé đó chính là siêu âm để đo độ mờ da gáy.
Kiểm tra này cần được thực hiện từ tuần thứ 11-14 của thai kỳ. Thai phụ cần thăm khám càng sớm càng tốt để xác định cũng như chẩn đoán sớm nhất nguy cơ mắc hội chứng Down ở em bé.
Bên cạnh đó, với sự phát triển của y học hiện đại, nếu như chị em siêu âm thai tại những địa chỉ uy tín, chất lượng. Trang thiết bị, máy móc y tế hiện đại sẽ giúp thai phụ có thể phát hiện ra các dị tật khác ở thai nhi như: não úng thủy, sứt môi, hở hàm ếch, tim bẩm sinh,…
Xét nghiệm nhóm máu của mẹ và công thức máu
Phương pháp xét nghiệm này sẽ giúp người mẹ xác định nhóm máu cũng như yếu tố Rh có liên quan hay không. Từ đó, phát hiện tình trạng bất đồng ở nhóm máu.
Theo đó, bất đồng nhóm máu mẹ là tình trạng cơ thể theo cơ chế phản vệ sẽ sinh ra các kháng thể anti D nhằm chống lại các tế bào hồng cầu mang Rh dương của em bé xâm nhập.
Nếu tình trạng này xảy ra có thể khiến em bé mắc bệnh tán huyết. Đây là một bệnh lý nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm tính mạng.
Xét nghiệm chẩn đoán các bệnh như viêm gan B, HIV
Các xét nghiệm viêm gan B, HIV cũng sẽ được thực hiện ở giai đoạn này. Đây là bước thiết thực để phát hiện cũng như có biện pháp hạn chế hợp lý khả năng lây truyền từ mẹ sang con.
Xét nghiệm đường huyết
Xét nghiệm đường huyết thai kỳ là xét nghiệm kiểm tra lượng đường trong máu của mẹ.
Xét nghiệm nước tiểu
Xét nghiệm nước tiểu sẽ giúp bác sĩ phát hiện thai phụ có bị nhiễm trùng đường tiết niệu hay không.
Nhiễm trùng đường tiểu là một trong những nguyên nhân có thể gây nên chứng tiền sản giật hoặc tình trạng thiếu hụt carbohydrate ở thai phụ.
Xét nghiệm Double Test
Xét nghiệm Double Test sẽ giúp phát hiện nguy cơ hội chứng Down hay tình trạng thai nhi bị cột sống chẻ đôi hoặc vô sọ,…Xét nghiệm Double test chỉ cần lấy mẫu máu mẹ bầu, rất đơn giản, không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Ngoài Double test, bà bầu có thể cần thực hiện thêm Triple test trong giai đoạn từ tuần 14-22 của thai kỳ. Xét nghiệm Triple test có thể phát hiện nguy cơ dị tật ống thần kinh hoặc trường hợp thai không não.
Tiến hành xét nghiệm đúng lúc, kết hợp xét nghiệm máu và siêu âm có thể cho kết quả chính xác gần 90% các trường hợp Down, Edwards và dị tật ống thần kinh.
Nhịp thai 12 tuần biết trai hay gái?
Dựa vào nhịp tim thai 12 tuần có biết trai hay gái được không? Thường thì tim thai sẽ hình thành vào tuần thứ 6- thứ 8 của thai kỳ với nhịp là 110 lần/phút. Những tuần tiếp theo, nhịp tim sẽ tăng nhanh dần lên và gấp 2 lần so với nhịp tim của mẹ. Nhịp tim của thai nhi sẽ ổn định ở mức 120- 160 nhịp/ phút.
Thường nhịp tim của thai ở tuần thứ 12 sẽ cao gấp đôi người trưởng thành. Ở giai đoạn này, chị em thường truyền tai nhau nếu nhịp tim của thai mà trên 140 phút sẽ là con gái, dưới 140 phút là con trai.
Tuy nhiên theo các bác sĩ chuyên khoa , việc nghe tim thai của thai nhi 12 tuần không thể biết được chính xác giới tính của thai nhi. Bởi nhịp đập của thai nhi ở giai đoạn này không có sự chênh lệch là mấy. Vì vậy, cha mẹ không nên phụ thuộc vào nhịp đập của thai nhi lúc 12 tuần để mà xác định giới tính của thai nhi.
Để biết chính xác độ tuổi của thai nhi các bậc cha mẹ có thể đợi thai nhi đến 16-18 tuần tuổi để có câu trả lời chính xác nhất. Hoặc áp dụng các phương pháp khoa học để biết chính xác giới tính của thai nhi.
Các phương pháp khoa học để biết chính xác giới tính thai nhi khi thai 12 tuần tuổi
Hiện nay, với sự phát triển của y học hiện đại, có rất nhiều cách để xác định sớm giới tính thai nhi. Cụ thể:
Phương pháp siêu âm
Các bác sĩ thường sử dụng hình ảnh siêu âm trong thai kỳ để kiểm tra các dị tật bẩm sinh của thai nhi cũng như những vấn đề khác. Đồng thời, phương pháp siêu âm cũng giúp mẹ bầu sớm nhìn thấy hình ảnh thai nhi rõ nhất. Từ đó có cơ hội biết được giới tính thai nhi
Mang thai mấy tháng mới biết trai hay gái? Thông thường đến tuần thứ 12 của thai kỳ bố mẹ có thể biết trai hay gái. Bởi phương pháp siêu âm có thể cung cấp cái nhìn tương đối về cơ quan sinh dục của bé.
Chọc ối
Chọc ối là phương pháp xét nghiệm xâm lấn có thể thực hiện ở tuần thứ 15-19 thai kỳ.
Cách thực hiện như sau: Bác sĩ sẽ dùng mũi kim mỏng và rỗng đưa xuyên qua màng bụng và tử cung của mẹ để trích ra lượng nước ối nhỏ. Mẹ sẽ có cảm giác đau nhói trong quá trình chọc ối.
Thời gian thực hiện phương pháp này diễn ra trong 30 phút. Kỹ thuật này liên quan đến việc lấy mẫu gen từ bé để chẩn đoán bệnh lý liên quan tới nhiễm sắc thể, qua đó xác định giới tính của thai nhi chính xác.
Xét nghiệm ADN
Xét nghiệm ADN có thể thực hiện ở thai 10 tuần tuổi, với độ chính xác lên đến 99%.
Khi xét nghiệm bác sĩ sẽ lấy mẫu máu của mẹ phân tích các tế bào thai nhi lưu hành trong máu để kiểm tra sự hiện diện của nhiễm sắc thể Y. Nếu mẹ có nhiễm sắc thể Y thì chắc chắn thai nhi sẽ bé trai, còn nếu không thì có nghĩa mẹ đang mang thai bé gái.
Thông thường, kết quả xét nghiệm ADN sẽ cho mẹ biết kết quả sau 1 tuần.
Khám thai ở tuần thứ 12 có cần phải nhịn ăn hay không?
Nhiều mẹ bầu thường băn khoăn “ khám thai tuần 12 có cần nhịn ăn không” ? Các bác sĩ sản khoa nói rằng: việc khám thai ở tuần tuổi này cần thiết nên nhịn ăn. Bởi lẽ, mặc dù Xét nghiệm Double Test hoặc Triple Test có thể ăn trước khi lấy máu nhưng xét nghiệm đường huyết thì lại không thể. Việc ăn trước khi xét nghiệm có thể khiến chỉ số đường huyết tăng cao bất thường.
Do đó, kinh nghiệm khám thai 12 tuần khuyến cáo rằng: tốt nhất trong 12 tiếng trước khi xét nghiệm, mẹ bầu không nên ăn gì. Sau khi lấy máu và chờ kết quả, mẹ bầu có thể ăn để tránh bị tụt đường huyết.
Vừa rồi là sự tổng hợp các thông tin liên quan đến thai 12 tuần tuổi. Hi vọng sẽ giúp chị em có sự chuẩn bị tốt cho những tam cá nguyệt mang thai tiếp theo. Để bản thân có một thai kỳ khỏe mạnh, chị em nên xây dựng cho bản thân một chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi khoa học và hợp lý. Thăm khám đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tại các cơ sở y tế Sản khoa uy tín và chất lượng.