[Giải đáp] Ăn bún có béo không ? Ăn bao nhiêu bún là đủ ?
Bún là món ăn phổ biến trên khắp đất nước Việt Nam. Ăn bún cung cấp cho cơ thể rất nhiều năng lượng, như vậy, câu hỏi được quan tâm là Ăn bún có béo không ? Ăn bao nhiêu bún là đủ ? Ăn bún có tốt không ? Lượng calo có trong bún, thực đơn giảm cân từ bún, cách ăn bún giảm cân …
Dưới đây 2khoe.com sẽ đồng hành cùng bạn để giải đáp các thắc mắc trên. Vừa thỏa mãn cơm “nghiện bún” mà vẫn giữ được vọc dáng thon đẹp và một cơ thể khỏe mạnh nhé!
Ăn bún có béo không?
Để biết một loại thực phẩm có thành phần dinh dưỡng là gì, có tốt cho sức khỏe hay không cũng như giải đáp thắc mắc Ăn bún có béo không ?, chúng ta cần biết về nguyên liệu làm ra bún, chất dinh dưỡng có trong bún, lượng calo có trong bún…
Bún làm từ nguyên liệu gì?
Bún được làm từ tinh bột gạo, qua khuôn cho thành hình rồi được luộc chín. Từ bún tươi có thể kết hợp với nhiều thực phẩm như các loại thịt cá, hải sản,… để chế biến thành nhiều món ăn đặc sản nổi tiếng như bún cá, bún chả, bún thịt nướng, bún đậu mắm tôm, bún bò Nam bộ, bún bò Huế, bún thang,… Đây cũng là 1 loại thực phẩm cực phổ biến và được yêu thích tương đương với cơm hay phở.
Dinh dưỡng trong 100g bún tươi
– Năng lượng: 110 calo
– Protein (đạm): 1.7g
– Tinh bột: 25.7g
– Chất xơ: 500mg
– Canxi: 12 mg
– Sắt: 200 mcg
– Phốt pho: 32 mg
– Vitamin PP: 1.3g
100g bún có bao nhiêu calo
Theo các phân tích từ chuyên gia dinh dưỡng, dựa trên thành phần nguyên liệu chế biến, cứ 100g bún tươi cung cấp 107, 6 calo.
Tuy nhiên, lương calo này được tính dựa theo nguyên liệu là bún không, còn lượng calo thực tế tùy thuộc vào món bún mà chúng ta sử dụng:
Bún riêu: 482 calo
Bún riêu cua: 414 calo
Bún riêu ốc: 531 calo
Bún chả: 390 calo
Bún đậu mắm tôm: 550 calo
Bún bò Huế: 479 calo
Bún bò Huế có giò: 622 calo
Bún xào: 570 calo
Bún mắm: 480 calo
Bún thịt nướng: 451 calo
Bún măng: 485 calo
Bún thịt nướng chả giò: 598 calo
Bún mọc: 514 calo
Bún cá: 450 calo
Xem thêm : Ăn ngô có béo không? Cách ăn ngô giảm cân đơn giản
Ăn bún có béo không?
Dựa vào thành phần dinh dưỡng và lượng calo phía trên thì 2khoe.com khẳng định là ăn bún không béo. Bún là thực phẩm phù hợp để giảm cân hơn là để tăng cân.
Tuy nhiên, bạn lưu ý khi ăn bún giảm cân cần kết hợp với các thực phẩm có hàm lượng calo thấp như rau, đậu phụ,… hoặc có thể chỉ ăn bún chay. Bởi những món ăn như bún cá, bún thịt, bún chả, bún bò,…. Lại có hàm lượng calo khá cao.
Nhất là các món bún chế biến sẵn ở các nhà hàng, quán ăn vỉa hè thường sử dụng rất nhiều các loại gia vị, dầu mỡ, bột ngọt và các loại thực phẩm có hàm lượng chất béo cao. Những người mong muốn ăn bún giảm cân nên hạn chế ăn bún ngoài hàng.
Nhưng các bạn chú ý cũng không nên ăn quá nhiều bún. Bởi khi làm bún để nhanh hơn, người ta thường thêm chất làm chua. Ăn nhiều sẽ không có lợi cho dạ dày. Hơn nữa nhiều cơ sở sản xuất thường thêm hàn the hoặc chất tẩy trắng nên sẽ gây hại cho sức khỏe. Vì thế khi mua bún bạn nên lựa chọn thật kỹ địa chỉ uy tín, đảm bảo sức khỏe.
Cách ăn bún giảm cân thành công
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để ăn bún giảm cân thành công mà không sợ tăng cân, bạn nên áp dụng cách ăn bún như sau nhằm đạt hiệu quả như mong muốn.
Ăn bún tươi giảm cân hiệu quả
Các tài liệu dinh dưỡng chứng minh, ăn bún tươi giảm cân hiệu quả, kiểm soát cân nặng tốt, không lo béo lên.
Khi ăn bún tươi, bạn không nên sử dụng quá nhiều các thực phẩm ăn kèm nhiều đường, chất béo và tinh bột. Thay vào đó, bạn nên ăn bún tươi cùng với rau củ quả chứa nhiều chất xơ, vitamin, giúp cung cấp đủ dinh dưỡng lại giúp giảm cân nặng.
Ăn bún gạo lứt giảm cân lành mạnh
Ăn gạo lứt giảm cân là cách quen thuộc mà rất nhiều người biết đến, tương tự như bún gạo lứt cũng vật. Được làm từ gạo lứt, bún gạo lứt giai ngon, lại có màu bắt mắt mà nhiều người yêu thích. So với gạo tẻ trắng, gạo lứt có hàm lượng calo thấp hơn, lượng chất xơ dồi dào, có tác dụng giúp bạn giảm cân.
Bún gạo lứt chứa các chất dinh dưỡng tương tự cơm gạo lứt, rất tốt cho sức khỏe cho người ăn kiêng, người béo, người tiểu đường…
Để ăn bún gạo lứt giảm cân lành mạnh, các bạn nên áp dụng một chế độ giảm cân lành mạnh, kết hợp với rau củ quả và các sản phẩm lành mạnh khác.
Xem thêm : Ăn lạc có béo không ? Ăn bao nhiêu lạc giảm béo hiệu quả !
Chọn thời điểm ăn bún giảm cân thích hợp
Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, do đặc điểm và thành phần của các loại bún, bạn chỉ nên ăn bún vào bữa sáng hoặc bữa phụ, đồng thời kết hợp giảm khẩu phần ăn ở các bữa ăn chính nhằm tránh dư thừa calo.
Nếu ăn bún vào buổi tối sẽ khiến bạn bị đầy bụng, chướng bụng, không tiêu hao hết năng lượng, làm tích tụ mỡ thừa, gây béo bụng, tăng cân.Theo đó, để đảm bảo sức khỏe và phòng ngừa tăng cân thì bạn nên ăn bún vào 2 – 3 bữa/tuần.
Thực đơn 7 ngày giảm cân với bún
Để có thể ăn bún giảm cân hiệu quả mà không ảnh hưởng đến sức khỏe, dưới đây 2khoe.com sẽ giới thiệu đến các bạn Thực đơn 7 ngày giảm cân với bún để có một lộ trình giảm cân an toàn, hiệu quả.
Thứ 2
- Bữa sáng: Cháo yến mạch
- Bữa trưa: Cơm trắng, cá hồi áp chảo, rau luộc
- Bữa tối: Bún tươi, rau xào
- Bữa phụ 1: bánh bao chay
- Bữa phụ 2: 1 ly sữa đậu nành
Thứ 3
- Bữa sáng: 1 quả chuối, khoai lang luộc
- Bữa trưa: Cháo yến mạch hầm xương, rau luộc
- Bữa tối: cơm gạo lứt, salad rau củ
- Bữa phụ 1: 1 ly sữa tươi không đường
- Bữa phụ 2: cháo trắng
Thứ 4
- Bữa sáng: bánh mì, trứng ốp
- Bữa trưa: bún tươi ăn kèm nước xương hầm
- Bữa tối: cháo yến mạch thịt băm, rau luộc
- Bữa phụ 1: vài lát bánh mì đen
- Bữa phụ 2: bánh quy không đường
Thứ 5
- Bữa sáng: bánh mì đen
- Bữa trưa: cơm gạo lứt, rau súp lơ luộc
- Bữa tối: salad ức gà, nước ép hoa quả
- Bữa phụ 1: sinh tố bơ
- Bữa phụ 2: salad rau củ
Thứ 6
- Bữa sáng: 1 đĩa bánh cuốn, hoa quả
- Bữa trưa: bún tươi ăn kèm nước chấm tùy ý, rau xào
- Bữa tối: cơm trắng, rau cải luộc, hoa quả
- Bữa phụ 1: khoai lang luộc
- Bữa phụ 2: nước ép cam
Thứ 7
- Bữa sáng: cháo hạt sen, 1 quả táo
- Bữa trưa: cơm gạo lứt, rau luộc
- Bữa tối: salad rau củ, thịt bò áp chảo
- Bữa phụ 1: ức gà luộc
- Bữa phụ 2: 1 ly sữa tươi không đường
Chủ nhật
- Bữa sáng: 1 bát cháo yến mạch bí đỏ
- Bữa trưa: cơm trắng, thịt lợn luộc, canh bí đao
- Bữa tối: bún tươi nấu măng, hoa quả
- Bữa phụ 1: salad ức gà
- Bữa phụ 2: trứng luộc
Ăn bao nhiêu bún là đủ?
Bạn cần theo dõi lượng calo nạp vào cơ thể khi ăn bún tươi và các nguyên liệu đi kèm. Quá trình giảm béo không phải là một giai đoạn nhanh chóng hay đem lại thuận lợi dễ dàng nhưng biết cách chế biến với công thức phù hợp sẽ vừa giúp cơ thể bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết lại còn có ích cho chế độ ăn bún giảm cân.
Kế hoạch ăn kiêng bằng bún sẽ mang đến cho cơ thể bạn nhiều protein, chất xơ và carbs lành mạnh để nâng cao sức đề kháng, cho bạn cảm giác no lâu cả ngày dài.
Vậy nên ăn bao nhiêu bún là đủ? mỗi ngày nên ăn bao nhiêu để phát huy tác dụng giảm cân? Câu trả lời là bạn chỉ nên ăn một tô bún vào buổi sáng hoặc thỉnh thoảng ăn bún thay thế cơm trong các bữa ăn là phù hợp.
Ngoài ra, bổ sung trái cây, rau xanh củ quả đầy đủ trong khẩu phần ăn uống mỗi ngày là điều cần thiết để cơ thể bạn được cân bằng dinh dưỡng và không sợ bị tăng cân.
Lưu ý khi ăn bún giảm cân
Để ăn bún giảm cân như mong muốn, các bạn nên lưu ý những điều sau khi ăn bún:
– Ăn bún chay có thể khiến cân nặng giảm. Nhưng không đáp ứng đủ dưỡng chất cho cơ thể gây ra tình trạng mệt mỏi, hạ đường huyết, suy nhược. Để ăn bún giảm cân đúng cách, bạn phải kết hợp ăn cùng các nguyên liệu khác như thịt, cá, rau xanh, củ quả,… Nhằm bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho các hoạt động trao đổi chất của cơ thể.
– Không nên ăn bún nhiều vì có thể gây đầy bụng, hại dạ dày.
– Với những trường hợp có cân nặng lớn nữ trên 65 kg và nam trên 75 kg, không nên áp dụng cách giảm cân bằng bún. Vì sẽ không mang lại hiệu quả lại khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược có thể dẫn đến tình trạng ngất tạm thời.
Như vậy, trong bài viết này 2khoe.com đã giải đáp việc ăn bún có béo không? và Ăn bao nhiêu bún là đủ? dựa trên những thành phần dinh dưỡng của bún. Các bạn lưu ý, cần kết hợp thực đơn ăn bún giảm cân lành mạnh và cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể nhé!